Kể từ ngày 20/06/2023, tiền ký quỹ trong bán hàng đa cấp được quy định thực hiện như thế nào? Các trường hợp nào doanh nghiệp được rút tiền ký quỹ? – Minh Nhật (Lào Cai).
>> Phương thức thực hiện thủ tục hành chính trong bán hàng đa cấp từ ngày 20/6/2023
>> Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất từ ngày 01/6/2023
Khoản 36 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP (có hiệu lực kể từ ngày 20/6/2023) sửa đổi tiền ký quỹ trong bán hàng đa cấp quy định tại Điều 50 Nghị định 40/2018/NĐ-CP. Như vậy, kể từ ngày 20/6/2023, tiền ký quỹ trong bán hàng đa cấp được thực hiện cụ thể như sau:
- Tiền ký quỹ là khoản tiền đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp đối với người tham gia bán hàng đa cấp và Nhà nước trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định 40/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP).
- Khoản tiền ký quỹ được ngân hàng phong tỏa trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp và chỉ được rút, sử dụng khi có văn bản đồng ý của Bộ Công Thương, trừ trường hợp (i) Mục 2.1 dưới đây.
Danh sách những Thông tư hướng dẫn kế toán đang còn hiệu lực |
Quy định về tiền ký quỹ trong bán hàng đa cấp từ ngày 20/6/2023
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Nghĩa vụ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp trong việc ký quỹ:
Nghĩa vụ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp đối với người tham gia bán hàng đa cấp là các nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp, bao gồm nghĩa vụ trả thưởng theo kế hoạch trả thưởng, nghĩa vụ mua lại hàng hóa nếu người tham gia trả lại hàng theo đúng quy định tại Điều 47 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, nghĩa vụ trả lại tiền trong trường hợp quy định tại Điều 46 Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp trong việc ký quỹ:
+ Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm mở tài khoản ký quỹ và ký quỹ một khoản tiền tương đương 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 10 tỷ đồng (mười tỷ đồng) tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
+ Trường hợp có thay đổi thông tin trên văn bản xác nhận ký quỹ, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thực hiện thủ tục điều chỉnh văn bản xác nhận ký quỹ với ngân hàng.
- Quyền lợi mà doanh nghiệp bán hàng đa cấp được hưởng trong việc ký quỹ:
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp được hưởng lãi suất trên khoản tiền ký quỹ theo thỏa thuận với ngân hàng và được phép rút tiền lãi từ khoản tiền ký quỹ.
- Ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ xác nhận bằng văn bản việc ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP và có trách nhiệm phối hợp trong việc xác nhận các nội dung liên quan đến văn bản xác nhận ký quỹ khi Bộ Công Thương có yêu cầu.
- Ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ chịu trách nhiệm quản lý khoản tiền ký quỹ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
>> Doanh nghiệp bán hàng đa cấp sử dụng tiền ký quỹ theo hướng dẫn chi tiết TẠI ĐÂY.
Tại Điều 51 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định các trường hợp doanh nghiệp được rút tiền ký quỹ bao gồm:
(i) Bộ Công Thương từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp.
(ii) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp qua một trong những trường hợp sau đây:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hết hiệu lực mà không được gia hạn theo quy định tại Điều 14 Nghị định 40/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 20/06/2023).
- Doanh nghiệp tự chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp.
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi.
Đồng thời, đã hoàn thành các trách nhiệm về:
- Thông báo bằng văn bản tới Bộ Công Thương, niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, công bố trên trang chủ trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.
- Chấm dứt, thanh lý hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp và giải quyết quyền lợi của người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.
- Hoàn thành các nghĩa vụ theo quyết định xử lý vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp của cơ quan có thẩm quyền.
(iii) Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ theo quy định tại Mục 1 nêu trên tại một ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng khác.
- Khi thực hiện rút tiền ký quỹ theo quy định tại trường hợp (i) Mục 2.1 nêu trên, doanh nghiệp phải cung cấp cho ngân hàng 01 bản chính thông báo trả lại hồ sơ của Bộ Công Thương theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 40/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 9 và khoản 40 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 20/06/2023).
- Khi thực hiện rút tiền ký quỹ theo quy định tại trường hợp (ii) và (iii) Mục 2.1 nêu trên, doanh nghiệp phải cung cấp cho ngân hàng 01 bản chính văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 52 Nghị định 40/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 40 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 20/06/2023).
Bên cạnh đó, ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ có trách nhiệm xác nhận với Bộ Công Thương bằng văn bản trước khi cho phép doanh nghiệp rút tiền ký quỹ.