Quy định về tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ trong năm 2025 được quy định tại Luật Đường bộ 2024.
>> Trình tự, thủ tục đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên môi trường điện tử
>> 03 cách tra cứu địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp mới nhất
Căn cứ Điều 27 Luật Đường bộ 2024, quy định về tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ trong năm 2025 như sau:
(i) Tải trọng của đường bộ là khả năng chịu tải khai thác của đường bộ để bảo đảm khai thác an toàn và tuổi thọ công trình đường bộ.
(ii) Khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều rộng, chiều cao của đường bộ để các xe, bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn và được xác định theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của đường bộ.
(iii) Trách nhiệm công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ được quy định như sau:
- Bộ Giao thông vận tải công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ thuộc phạm vi quản lý và đường chuyên dùng quy định tại gạch đầu dòng thứ ba khoản này trên địa bàn.
- Người quản lý, sử dụng đường bộ đối với đường chuyên dùng có hoạt động giao thông công cộng có trách nhiệm cung cấp thông tin về tải trọng, khổ giới hạn của đường chuyên dùng để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố.
- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ có trách nhiệm cung cấp thông tin về tải trọng, khổ giới hạn cho các cơ quan quy định tại khoản (iii) này.
(iv) Đối với các tuyến đường đi chung với đê, tải trọng khai thác của tuyến đường không lớn hơn tải trọng cho phép của phương tiện tham gia giao thông đường bộ được phép đi trên đê.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Quy định về tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ năm 2025 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 26 Luật Đường bộ 2024, tốc độ thiết kế, tốc độ khai thác và khoảng cách giữa các xe được quy định như sau:
(i) Tốc độ thiết kế của đường bộ là giá trị vận tốc được dùng để tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật của đường bộ. Tốc độ thiết kế của đường bộ được xác định trong giai đoạn đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo đường bộ nhằm bảo đảm cho phương tiện di chuyển an toàn.
(ii) Tốc độ khai thác trên đường bộ được quy định như sau:
- Tốc độ khai thác trên đường bộ là giá trị giới hạn tốc độ (tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu) cho phép phương tiện tham gia giao thông đường bộ bảo đảm an toàn giao thông và khai thác hiệu quả tuyến đường.
- Tốc độ khai thác trên đường bộ được xác định trên cơ sở tốc độ thiết kế, hiện trạng của tuyến đường, thời gian lưu thông trong ngày, điều kiện thời tiết, khí hậu, lưu lượng, chủng loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ trên đường.
- Đối với đường đôi, giá trị giới hạn tốc độ cho từng chiều đường có thể khác nhau;
- Trên cùng một chiều đường có nhiều làn đường, giá trị giới hạn tốc độ của các làn đường có thể khác nhau. Làn đường phải bảo đảm yêu cầu về mục đích sử dụng, bề rộng để lưu thông thông suốt, an toàn.
(iii) Khoảng cách giữa các xe trên đường bộ là cự ly tối thiểu giữa các phương tiện tham gia giao thông đường bộ liền nhau trên cùng làn đường, phần đường; bảo đảm an toàn của phương tiện chạy sau với phương tiện chạy trước.
Khoảng cách giữa các xe phụ thuộc vào tốc độ khai thác của tuyến đường, thời tiết, mật độ phương tiện và điều kiện giao thông thực tế khác.
(iv) Đường cao tốc trước khi đưa vào khai thác phải bố trí đầy đủ hệ thống báo hiệu tốc độ, khoảng cách giữa các xe; đối với các tuyến đường khác, căn cứ vào hiện trạng của công trình đường bộ và tình hình giao thông thực tế của từng đoạn tuyến, cơ quan quản lý đường bộ quyết định việc bố trí hệ thống báo hiệu đường bộ để bảo đảm khả năng thông hành và an toàn giao thông đường bộ.
[Quý khách hàng xem chi tiết TẠI ĐÂY]