Trong năm 2024, việc nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện được quy định như thế nào? Mong được giải đáp cụ thể! Xin cảm ơn! – Minh Hoàng (Hưng Yên).
>> Quy định về xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa 2024
>> Những trường hợp cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN 2024
Việc nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện trong năm 2024 được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế 2019. Cụ thể như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 61 Luật Quản lý thuế 2019, trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện của người nộp thuế về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt do cơ quan quản lý thuế tính hoặc ấn định, người nộp thuế vẫn phải nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đó, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ thực hiện quyết định tính thuế, quyết định ấn định thuế của cơ quan quản lý thuế.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn (cập nhật ngày 20/12/2022) |
Quy định về nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 61 Luật Quản lý thuế 2019, trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được xác định theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án thì người nộp thuế được hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa.
Lưu ý: Người nộp thuế có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế trả tiền lãi theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa. Nguồn tiền trả lãi được chi trả từ ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Đây là quy định nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người nộp thuế; do đó, người nộp thuế cần biết để thực hiện quyền của mình.
Căn cứ khoản 3 Điều 61 Luật Quản lý thuế 2019, thủ tục xử lý đối với trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được xác định theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 60 của Luật Quản lý thuế 2019.
Điều 10. Hướng dẫn khoản 5 Điều 60, khoản 3 Điều 61 Luật Quản lý thuế quy định về thẩm quyền, thủ tục xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa - Thông tư 06/2021/TT-BTC 1. Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định là nộp thừa theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế. 2. Thẩm quyền xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa: a) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu đối với trường hợp ban hành Quyết định ấn định thuế, Quyết định xử phạt. b) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan nơi có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu ngân sách khác người nộp thuế đã nộp lớn hơn số tiền phải nộp. c) Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi phát sinh số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được xác định theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án. 3. Thủ tục xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 131 quy định tại khoản 64 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC. |