Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt thì việc lựa chọn nhà thầu được thực hiện như thế nào? – Minh Tùng (Thanh Hóa).
>> Quy định về tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp năm 2023
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 06/06/2023
Căn cứ Điều 26 Luật Đầu tư 2013, lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt được quy định như sau:
Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24 và 25 Luật Đầu tư 2013 thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Quy định về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt năm 2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 73 Nghị định 25/2020/NĐ-CP, trình tự thẩm định, phê duyệt phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt được thực hiện như sau:
- Người có thẩm quyền lập hồ sơ đề xuất áp dụng phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, trình Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định.
- Trong thời gian tối đa 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận.
- Căn cứ hồ sơ đề xuất của người có thẩm quyền và báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt.
Căn cứ Điều 74 Nghị định 25/2020/NĐ-CP, hồ sơ đề xuất áp dụng lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt được quy định như sau:
- Văn bản đề nghị áp dụng lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, bao gồm các nội dung sau đây:
+ Thông tin cơ bản của dự án;
+ Lý do đặc thù, riêng biệt của dự án mà không thể áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư quy định tại Điều 20 và Điều 22 Luật Đấu thầu 2013 và Điều 10 Nghị định 25/2020/NĐ-CP (được sửa đổi khoản 3 Điều 108 Nghị định 31/2021/NĐ-CP);
+ Phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt (bao gồm các bước thực hiện lựa chọn nhà đầu tư; giải pháp cụ thể để giải quyết được tính đặc thù, riêng biệt của dự án được đề xuất để đảm bảo hiệu quả đầu tư của dự án).
- Các văn bản pháp lý có liên quan.
- Các tài liệu cần thiết khác để giải trình (nếu có).
Căn cứ Điều 10 Nghị định 25/2020/NĐ-CP (được sửa đổi khoản 3 Điều 108 Nghị định 31/2021/NĐ-CP), hình thức lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư có sử dụng đất được quy định như sau:
Điều 10. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư có sử dụng đất - Nghị định 25/2020/NĐ-CP 1. Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế đối với dự án đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: a) Có sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) từ 800.000.000.000 (tám trăm tỷ) đồng trở lên; b) Có từ hai nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này, trong đó có ít nhất một nhà đầu tư nước ngoài; c) Không thuộc trường hợp theo quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều này. 2. Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước trong trường hợp: a) Dự án thuộc ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư; b) Dự án có từ hai nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, trong đó không có nhà đầu tư nước ngoài tham gia đăng ký thực hiện dự án hoặc đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này; c) Dự án có yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng đối với yêu cầu bảo đảm quốc phòng; ý kiến thống nhất của Bộ Công an đối với yêu cầu bảo đảm an ninh. 3. Áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 22 của Luật Đấu thầu. |