Đảm bảo an toàn trong cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được quy định tại Thông tư 40/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 17/7/2024.
>> Số lượng chi nhánh được thành lập của ngân hàng thương mại từ 15/08/2024
>> Điều kiện thành lập chi nhánh của ngân hàng thương mại từ 15/08/2024
Căn cứ Điều 9 Thông tư 40/2024/TT-NHNN, quy định về đảm bảo an toàn trong cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán như sau:
Xem chi tiết tại bài viết: Quy trình nội bộ trong cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán từ ngày 17/7/2024
Danh sách khách hàng cá nhân mở và sử dụng ví điện tử nghi ngờ liên quan giả mạo, gian lận, lừa đảo theo Thông tư 40/2024/TT-NHNN |
Danh sách khách hàng tổ chức mở và sử dụng ví điện tử nghi ngờ liên quan giả mạo, gian lận, lừa đảo theo Thông tư 40/2024/TT-NHNN |
Quy định về đảm bảo an toàn trong cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán từ ngày 17/7/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
(i) Phải thường xuyên rà soát, cập nhật các quy trình nội bộ nêu tại Mục 1, đảm bảo phù hợp với thực tế cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
(ii) Phải tuân thủ yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng; yêu cầu về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng; yêu cầu về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành ngân hàng; triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng.
(iii) Trước khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng, tổ chức đã được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép phải công bố công khai trên trang thông tin điện tử chính thức của tổ chức đó các nội dung sau:
- Các dịch vụ trung gian thanh toán đã được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.
- Hình thức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của tổ chức.
- Tên/thương hiệu của các dịch vụ trung gian thanh toán của tổ chức.
(iv) Phải đảm bảo việc hạch toán, theo dõi các khoản thu/chi liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tách bạch với các hoạt động kinh doanh khác (nếu có) của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Đảm bảo việc hạch toán, theo dõi riêng, tách bạch từng dịch vụ trung gian thanh toán được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.
(Theo khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 9 Thông tư 40/2024/TT-NHNN)
Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận trực tiếp với đơn vị chấp nhận thanh toán (hợp đồng hoặc thỏa thuận không có ngân hàng hợp tác tham gia), tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải thực hiện trách nhiệm đối với đơn vị chấp nhận thanh toán như trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đối với đơn vị chấp nhận thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
(Theo khoản 6 Điều 9 Thông tư 40/2024/TT-NHNN)
Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hợp tác với tổ chức khác là tổ chức cung ứng sản phẩm, dịch vụ (sau đây gọi là đối tác), tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận với đối tác, trong đó bao gồm tối thiểu những nội dung sau:
(i) Đối tác hợp tác với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
(ii) Phân định trách nhiệm giữa tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và đối tác trong việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ và những rủi ro phát sinh trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
(iii) Bộ phận/đơn vị đầu mối xử lý những khó khăn, vướng mắc của khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ, sản phẩm.
(iv) Việc đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh đối với từng sản phẩm, dịch vụ (đối với sản phẩm, dịch vụ thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện).
(v) Cảnh báo rủi ro cho khách hàng (nếu có).
(vi) Thông báo, công khai cho khách hàng biết trước khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ những thông tin quy định tại khoản (i), (ii), (iii), (iv), (v) Mục này.
(Theo khoản 7 Điều 9 Thông tư 40/2024/TT-NHNN)