Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu từ 01/12/2024 được thực hiện theo Thông tư 14/2024/TT-BGTVT như sau:
>> Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 74:2024/BGTVT về Hệ thống chống hà tàu biển
>> Quy định về cách đặt tên hợp tác xã từ ngày 01/7/2024
Ngày 01/12/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 14/2024/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 26: 2024/BGTVT) về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2024. Theo đó, có những nội dung đáng chú ý sau đây:
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này (sau đây viết tắt là “Quy chuẩn”) quy định về việc kiểm tra, kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp đặt trên các tàu biển Việt Nam, các giàn cố định, di động trên biển, các kho chứa nổi sử dụng cho mục đích thăm dò và khai thác dầu khí trên biển hoạt động tại vùng biển Việt Nam (sau đây gọi tắt là “tàu”).
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu thuộc phạm vi điều chỉnh nêu là Cục Đăng kiểm Việt Nam (sau đây trong viết tắt là "Đăng kiểm"), các chủ tàu, các cơ sở thiết kế, đóng mới, hoán cải và sửa chữa tàu, các cơ sở chế tạo động cơ, trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp đặt trên tàu.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Các tài liệu viện dẫn sử dụng trong quy chuẩn
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật giàn di động trên biển.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật giàn cố định trên biển.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật kho chứa nổi.
- Thông tư 20/2022/TT-BGTVT ngày 29/7/2022 quy định về các biểu mẫu giấy chứng nhận, sổ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho tàu biển, ụ nổi, kho chứa nổi, giàn di động, phương tiện thủy nội địa và sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa.
- Thông tư 40/2016/TT-BGTVT ngày 07/12/2016 quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam và Thông tư 17/2023/TT-BGTVT ngày 30/6/2023 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2016/TT-BGTVT ngày 7/12/2016 quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam và Thông tư 51/2017/TT-BGTVT ngày 29/12/2017 quy định về đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm tàu biển.
- Thông tư 55/2019/TT-BGTVT ngày 31/12/2019 quy định về danh mục giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển, tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, ụ nổi, kho chứa nổi, giàn di động Việt Nam.
- Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra, 1973, được sửa đổi bởi Nghị định thư liên quan năm 1978 và năm 1997.
- Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974, được sửa đổi, bổ sung.
- Các Nghị quyết, Thông tư có liên quan của Tổ chức Hàng hải quốc tế.
- Bộ luật quốc tế đối với các tàu hoạt động ở vùng biển cực (Polar Code).
- Bộ luật quốc tế về kết cấu và thiết bị của tàu chở xô hóa chất nguy hiểm của IMO (IBC Code).
CHƯƠNG 2 QUẢN LÝ HỒ SƠ - Thông tư 14/2024/TT-BGTVT 2.1 Các hồ sơ, tài liệu của tàu Các hồ sơ, tài liệu của tàu bao gồm: (1) Hồ sơ thiết kế được thẩm định, bao gồm các bản vẽ và các tài liệu như quy định ở Chương 1 Phần 2 Mục II và các Phần liên quan (nếu có yêu cầu), kể cả giấy chứng nhận thẩm định thiết kế, giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm phù hợp; (2) Các tài liệu/Hướng dẫn kỹ thuật được thẩm định; (3) Hồ sơ kiểm tra, bao gồm các biên bản kiểm tra/thử (làm cơ sở cho việc cấp các giấy chứng nhận liên quan), các giấy chứng nhận, kể cả giấy chứng nhận về vật liệu và các sản phẩm công nghiệp/thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp đặt lên tàu. 2.2 Lưu giữ hồ sơ kiểm tra Tất cả hồ sơ kiểm tra của tàu phải được lưu giữ và bảo quản trên tàu. Các hồ sơ này phải được trình cho Đăng kiểm hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét khi có yêu cầu. |