QCVN 100:2024/BTTTT do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Thông tư 13/2024/TT-BTTTT. Theo đó, có một số nội dung đáng chú ý như sau:
>> Quy định về mua bán điện đối với điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ bán điện dư
>> Kiểm tra, thẩm định kế hoạch vận hành thị trường điện năm từ 25/11/2024
QCVN 100:2024/BTTTT áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh và khai thác các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của QCVN 100:2024/BTTTT trên lãnh thổ Việt Nam.
Áp dụng theo Phụ lục E, QCVN 18:2022/BTTTT.
Đối với thiết bị vô tuyến hoặc thiết bị vô tuyến được thử nghiệm trong tổ hợp với thiết bị phụ trợ, điều chế thử nghiệm thông thường, các bố trí thử nghiệm…, phải được áp dụng.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Nếu thiết bị vô tuyến không tạo được một kết nối thông tin liên tục và/hoặc trường hợp thiết bị phụ trợ được thử nghiệm độc lập, nhà sản xuất thiết bị phải làm rõ mức chất lượng tối thiểu chấp nhận được hoặc độ suy giảm chất lượng trong và/hoặc sau quá trình thử nghiệm EMC.
Nhà sản xuất phải định nghĩa phương pháp thử nghiệm để đánh giá mức chất lượng thực hoặc độ suy giảm chất lượng trong và/hoặc sau quá trình thử nghiệm EMC. Nhà sản xuất phải cung cấp các thông tin bổ sung sau đây để ghi vào báo cáo thử nghiệm:
(i) Các chức năng của loại EUT liên quan trong và sau khi thử nghiệm EMC.
(ii) Các chức năng phải có của loại EUT liên quan phải phù hợp với tài liệu kèm theo.
(iii) Các chỉ tiêu đánh giá đạt/ không đạt của loại EUT liên quan.
(iv) Phương pháp giám sát mức chất lượng thực tế và/hoặc sự suy giảm chất lượng thực của EUT.
(v) Thời gian dừng của hiện tượng thử nghiệm ở mỗi tần số không được nhỏ hơn thời gian cần thiết để EUT hoạt động và có khả năng đáp ứng.
Việc đánh giá chất lượng thực tế hoặc suy giảm chất lượng thực được tiến hành trong và/hoặc sau khi thử nghiệm EMC phải đơn giản, nhưng đồng thời phải đưa ra được căn cứ đảm bảo các chức năng chính của thiết bị có hoạt động.
Theo công bố của nhà sản xuất, thiết bị phụ trợ được thử nghiệm và đánh giá:
(i) Áp dụng các quy định của QCVN 100:2024/BTTTT:
- Theo thiết bị phụ trợ riêng; hoặc
- Theo tổ hợp thiết bị phụ trợ và thiết bị vô tuyến.
(ii) Áp dụng tiêu chuẩn EMC phù hợp khác.
Trong từng trường hợp, việc tuân thủ này cho phép thiết bị phụ trợ được sử dụng với các máy thu, máy phát hoặc máy thu phát khác nhau.
Với mục đích đánh giá chất lượng EMC trong Quy chuẩn này, thiết bị vô tuyến và/hoặc thiết bị phụ trợ liên quan được thử nghiệm phải được phân vào một trong ba loại sau:
(i) Thiết bị sử dụng cố định (ví dụ: thiết bị trạm gốc); hoặc
(ii) Thiết bị sử dụng trên phương tiện vận tải (ví dụ: thiết bị di động); hoặc
(iii) Thiết bị sử dụng cầm tay (ví dụ: thiết bị cầm tay).
Xem các định nghĩa tại 1.4 QCVN 100:2024/BTTTT.
Việc phân loại này xác định mức độ áp dụng các phép thử nghiệm EMC. Tuy nhiên các hướng dẫn sau cũng phải áp dụng cho thiết bị vô tuyến và/hoặc thiết bị phụ trợ đa tính năng.
(iv) Thiết bị vô tuyến và/hoặc thiết bị phụ trợ dùng cho xách tay hoặc các tổ hợp của chúng được khai báo cấp nguồn từ ắc quy của phương tiện vận tải, phải được xem xét như là thiết bị dùng cho phương tiện vận tải.
(v) Thiết bị vô tuyến và/hoặc thiết bị phụ trợ dùng cho xách tay hoặc cho phương tiện vận tải hoặc các tổ hợp của chúng được khai báo cấp nguồn từ điện lưới AC hoặc mạng điện DC phải được xem xét như là thiết bị dùng cho cố định.
Đối với thiết bị vô tuyến và/hoặc thiết bị phụ trợ đa tính năng, phải tính đến số lượng nhiều hơn các yêu cầu thử nghiệm thiết bị có tại Bảng 1 và Bảng 4 QCVN 18:2022/BTTTT.