Tôi muốn biết tiêu chuẩn Việt Nam về phương pháp xác định điện trở suất của mẫu bê tông đúc? Phương pháp này có những nội dung nổi bật nào? – Thùy Chi (Ninh Bình).
>> Quy định phương pháp đo chiều sâu cacbonat hóa bê tông (Tiêu chuẩn TCVN 13933:2024)
>> Quy chuẩn về đường bộ cao tốc (QCVN 115:2024/BGTVT) có hiệu lực từ ngày 01/10/2024
Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 13932:20240) về bê tông - phương pháp xác định điện trở suất hoặc điện dẫn suất do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Theo đó, những nội dung nổi bật của phương pháp xác định điện trở suất của mẫu bê tông đúc được quy định như sau:
- Thiết bị thí nghiệm điện trở suất hoặc điện dẫn suất.
- Tấm điện cực dẫn điện bằng thép không gỉ.
- Cáp điện.
- Dụng cụ để chuẩn.
- Mút xốp.
- Giá đỡ mẫu để thí nghiệm theo chiều ngang.
- Bề mặt không dẫn điện để đặt thiết bị thí nghiệm theo chiều dọc.
- Thước đo.
- Máy cắt.
- Dung dịch mô phỏng.
Thêm 7,6 g NaOH khô; 10,64 g KOH khô và 2 g Ca(OH)2 khô vào bình chia độ 1 L và thêm nước khử ion vào đến vạch 1 L.
+ Ổn định dung dịch lỗ rỗng mô phỏng đến nhiệt độ phòng trước khi sử dụng.
+ Cảnh báo.
Trước khi sử dụng NaOH và KOH, cần lưu ý những vấn đề sau: (1) đảm bảo an toàn khi sử dụng NaOH và KOH; (2) sơ cứu vết bỏng; và (3) ứng phó khẩn cấp đối với sự cố tràn, như được mô tả trong Bảng dữ liệu an toàn vật liệu của nhà sản xuất hoặc tài liệu an toàn đáng tin cậy khác. NaOH và KOH cũng như các dung dịch chứa chúng có thể gây bỏng và tổn thương cho da và mắt nếu không được bảo vệ. Cần có thiết bị bảo hộ thích hợp khi pha chế dung dịch và khi đặt mẫu cũng như lấy mẫu khỏi dung dịch lỗ rỗng mô phỏng. Cần đeo khẩu trang hoặc mặt nạ và găng tay kháng kiềm. Găng tay phải được kiểm tra định kỳ để phát hiện lỗ thủng kịp thời.
- Chất lỏng dẫn điện.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
3. Mẫu thử
Chuẩn bị và lựa chọn mẫu theo mục đích thí nghiệm. Để đánh giá vật liệu làm bê tông hoặc thành phần của chúng, mẫu thử có thể là mẫu đúc đường kính 100 mm, chiều cao 200 mm hoặc mẫu khoan có tỷ lệ chiều dài/đường kính không nhỏ hơn 1. Kích thước nhỏ nhất của mẫu gấp ba lần kích thước lớn nhất của cốt liệu. Sử dụng hai mẫu đúc hoặc mẫu khoan cho mỗi thí nghiệm.
- Nếu thí nghiệm mẫu đúc hình trụ, chuẩn bị mẫu theo TCVN 3105:2022.
Đưa mẫu đúc vẫn để trong khuôn đến phòng thí nghiệm, có thể đậy nắp và niêm phong túi bọc mẫu. Nếu mẫu phải vận chuyển quãng đường dài, cần đảm bảo cho mẫu không bị phá hoại trong quá trình vận chuyển hoặc lưu trữ.
- Mẫu khoan được chuẩn bị theo TCVN 12252:2020.
Sau khi khoan lấy mẫu, để mẫu khoan trong túi nhựa riêng biệt hoặc thùng chứa không hút nước để đảm bảo không bị mất nước. Duy trì mẫu ở nhiệt độ môi trường xung quanh. Đưa mẫu đến phòng thí nghiệm càng sớm càng tốt.
- Chuẩn bị mẫu thử:
+ Tháo mẫu ra khỏi khuôn hoặc túi nhựa nếu mẫu đúc tại hiện trường, Nếu cần thiết có thể cắt hai đầu sao cho mặt cắt vuông góc với trục dọc của mẫu.
+ Lấy mẫu lõi ra khỏi túi nhựa và cắt hai đầu sao cho mặt cắt vuông góc với trục mẫu.
+ Sau khi chuẩn bị xong, dùng thước đo và ghi lại đường kính mặt cắt mẫu, mỗi đầu ghi lại hai giá trị vuông góc với nhau. Chiều dài mẫu lấy 4 giá trị sao cho mỗi lần đo cách nhau 90°. Tính giá trị đường kính (D) và chiều cao (L) trung bình lấy chính xác đến 0,001 m. Tính và ghi lại diện tích (m2). sử dụng đường kính trung bình để tính diện tích mặt cắt ngang, lấy chính xác đến 3 chữ số.
- Ổn định mẫu thử:
+ Sau khi đo kích thước, ngâm 2 mẫu đúc hoặc mẫu lõi vào thùng có dung tích 18 L đến 20 L với dung dịch lỗ rỗng mô phỏng sao cho ngập bề mặt mẫu từ 35 đến 40 mm. Duy trì nhiệt độ dung dịch ở (27 ± 2) °C. Ngâm mẫu ít nhất 6 ngày cho đến khi thí nghiệm.
+ Nếu có nhiều hơn 2 mẫu thử được chuẩn bị trong một thùng, duy trì thể tích dung dịch
- Trước khi thí nghiệm mẫu 1 ngày, kiểm tra tính chính xác của thiết bị thí nghiệm với khoảng giá trị điện trở và độ dẫn điện như mô tả.
- Đổ đầy chất lỏng dẫn điện vào miếng mút xốp ở các điện cực của thiết bị và kết nối với các tấm đáy của mẫu chuẩn để kiểm tra như đối với mẫu bê tông. Đo điện trở, tính giá trị điện trở suất hoặc độ dẫn điện trên từng điện trở trong số năm điện trở một cách tuần tự. Sai số của mỗi điện trở không được vượt quá 2% so với giá trị chuẩn của thiết bị trừ khi được cho phép.
- Nếu việc kiểm tra chưa đạt yêu cầu ban đầu, đổ thêm chất lỏng dẫn điện vào tấm mút xốp và kiểm tra lại theo hướng dẫn đi kèm của thiết bị. Nếu giá trị đọc được không nằm trong 2% giá trị điện trở chuẩn thì không được sử dụng trừ khi thỏa mãn điều kiện cho phép.
- Trong trường hợp không phải tất cả năm giá trị kiểm tra nằm trong phạm vi 2 % giá trị điện trở chuẩn, thiết bị thử có thể được sử dụng nếu phạm vi giá trị thu được trên các mẫu thử nằm giữa hai giá trị của điện trở kiểm tra có sai số trong khoảng 2 % giá trị điện trở chuẩn.
- Lấy mẫu thử ra khỏi thùng chứa dung dịch lỗ rỗng mô phỏng, lau sạch mẫu và đặt mẫu lên giá đỡ hoặc đặt vào thiết bị thí nghiệm có giá đỡ theo chiều dọc. Không để mẫu ngoài không khí quá 5 min trước khi tiến hành thí nghiệm để tránh khô mẫu.
- Làm bão hòa miếng mút xốp với chất lỏng dẫn điện và đặt giữa điện cực với bề mặt mẫu thử. Đặt miếng mút xốp và tấm điện cực vào đúng tâm của mặt cắt mẫu thử và ấn lên bề mặt mẫu theo hướng dẫn đi kèm thiết bị.
- Thực hiện phép đo trên mẫu theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
+ Đối với thiết bị thí nghiệm có khả năng đo dòng điện xoay chiều ở các tần số khác nhau, thực hiện thí nghiệm ở tần số 1 kHz, trừ khi có quy định khác.
+ Nếu thiết bị được thiết kế để hiển thị điện trở hoặc độ dẫn điện, nhập kích thước trung bình của mẫu thử vào theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Ghi lại giá trị sau khi ổn định khoảng từ 2s đến 5s. Đối với thiết bị có thể tính toán tự động, ghi lại giá trị điện trở suất hoặc điện dẫn suất. Đối với thiết bị hiển thị điện trở, ghi lại giá trị điện trở là Ω. Đối với các thiết bị khác, ghi lại giá trị điện thế U (vôn), và dòng điện I (ampe). Tháo điện cực ra và lặp lại quy trình thử nghiệm như trên. Thực hiện ít nhất hai lần đo trên mỗi mẫu thử.
+ Đối với thiết bị hiển thị điện dẫn suất, sai lệch giữa hai lần thử không được vượt quá 0,10 mS/m đối với giá trị lớn hơn hoặc bằng 10 mS/m và 0,05 mS/m đối với giá trị nhỏ hơn 10 mS/m.
+ Đối với thiết bị hiển thị điện trở suất, sai lệch giữa hai lần thử không được vượt quá 0,5 Ω.m đối với giá trị nhỏ hơn 100 Ω.m và 1 Ω.m đối với giá trị lớn hơn hoặc bằng 100 Ω.m. Tính giá trị trung bình của hai lần thử.
+ Nếu độ sai lệch giữa hai lần thử vượt quá quy định thì thực hiện lại phép đo cho đến khi độ sai lệch giữa hai lần thử liên tiếp thỏa mãn quy định trên.