PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn phương pháp lập, trình bày thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09-DN) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
Phần 5 của bài viết đã hướng dẫn về nội dung và phương pháp lập đối với các chỉ tiêu của Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09-DN), cụ thể là hướng dẫn các chính sách kế toán áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục theo quy định tại điểm 4.4 khoản 4 Điều 115 Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Sau đây, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ tiếp tục hướng dẫn nội dung và phương pháp lập đối với các chính sách kế toán áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục, cụ thể như sau:
Đối với nguyên tắc ghi nhận vay và nợ phải trả thuê tài chính, doanh nghiệp cần trình bày như sau:
- Giá trị khoản vay và nợ thuê tài chính được ghi nhận như thế nào?
- Có theo dõi theo từng đối tượng, kỳ hạn, nguyên tệ không?
- Có đánh giá lại các khoản vay và nợ thuê tài chính bằng ngoại tệ không?
Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Nêu rõ chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được vốn hoá theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”.
Đối với tỷ lệ vốn hoá được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ: Nêu rõ tỷ lệ vốn hoá này là bao nhiêu (Tỷ lệ vốn hoá này được xác định theo công thức tính quy định trong Thông tư hướng dẫn kế toán Chuẩn mực số “Chi phí đi vay”.
Phương pháp lập, trình bày thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09-DN) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 6)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Đối với nguyên tắc này, doanh nghiệp nêu rõ các khoản chi phí chưa chi nhưng được ước tính để ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ là những khoản chi phí nào? Cơ sở xác định giá trị của những khoản chi phí đó.
- Nguyên tắc ghi nhận dự phòng phải trả: Nêu rõ các khoản dự phòng phải trả đã ghi nhận có thoả mãn các điều kiện quy định trong Chuẩn mực kế toán “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng” không?
- Phương pháp ghi nhận dự phòng phải trả: Nêu rõ các khoản dự phòng phải trả được lập thêm (hoặc hoàn nhập) theo số chênh lệch lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) giữa số dự phòng phải trả phải lập năm nay so với số dự phòng phải trả đã lập năm trước chưa sử dụng đang ghi trên sổ kế toán.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu chưa thực hiện được hướng dẫn lập như sau:
- Doanh thu chưa thực hiện được ghi nhận trên cơ sở nào?
- Phương pháp phân bổ doanh thu chưa thực hiện.
Nguyên tắc ghi nhận trái phiếu chuyển đổi được trình bày như sau:
- Có được ghi nhận riêng cấu phần nợ và cấu phần vốn không?
- Lãi suất sử dụng để chiết khấu dòng tiền có tin cậy không?
Trình bày nguyên tắc ghi nhận trái phiếu chuyển đổi như sau:
- Vốn góp của chủ sở hữu có được ghi nhận theo số vốn thực góp không; Thặng dư vốn cổ phần được ghi nhận như thế nào? Khoản quyền chọn trái phiếu chuyển đổi được xác định như thế nào?
- Lý do ghi nhận khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản và chênh lệch tỷ giá hối đoái?
- Lợi nhuận chưa phân phối được xác định như thế nào? Nguyên tắc phân phối lợi nhuận, cổ tức.
Mời Quý khách hàng xem tiếp >> Phương pháp lập, trình bày thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09-DN) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 7).