PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn phương pháp lập, trình bày thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09-DN) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
Tại Phần 4 của bài viết đã hướng dẫn về nội dung và phương pháp lập đối với các chỉ tiêu của Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09-DN), cụ thể là hướng dẫn các chính sách kế toán áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục) theo quy định tại điểm 4.4 khoản 4 Điều 115 Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Sau đây, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ tiếp tục hướng dẫn về nội dung và phương pháp lập đối với các chính sách kế toán áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục, cụ thể như sau:
Doanh nghiệp áp dụng nguyên tắc kế toán nợ phải thu như sau:
- Tiêu chí phân loại các khoản nợ phải thu (phải thu khách hàng, phải thu khác, phải thu nội bộ).
- Có được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn gốc, kỳ hạn còn lại tại thời điểm báo cáo, theo nguyên tệ và theo từng đối tượng không?
- Có đánh giá lại các khoản thỏa mãn định nghĩa của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không? Tỷ giá dùng để đánh giá lại là gì?
- Có ghi nhận nợ phải thu không vượt quá giá trị có thể thu hồi không?
- Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi.
Phương pháp lập, trình bày thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09-DN) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 4)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Hàng tồn kho được ghi nhận theo nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Nêu rõ hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Nêu rõ doanh nghiệp áp dụng phương pháp nào (Bình quân gia quyền; nhập trước, xuất trước; hay tính theo giá đích danh, phương pháp giá bán lẻ).
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Nêu rõ doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ.
- Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Nêu rõ doanh nghiệp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên cơ sở chênh lệch lớn hơn của giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho. Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho có được xác định theo đúng quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” hay không? Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là lập theo số chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay với số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết dẫn đến năm nay phải lập thêm hay hoàn nhập.
Nguyên tắc kế toán và khấu hao tài sản cố định, tài sản cố định thuê tài chính, bất động sản đầu tư được hướng dẫn như sau:
(1) Nguyên tắc kế toán tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình:
- Nêu rõ giá trị ghi sổ của tài sản cố định là theo nguyên giá hay giá đánh giá lại.
- Nguyên tắc kế toán các khoản chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu (chi phí nâng cấp, cải tạo, duy tu, sửa chữa) được ghi nhận vào giá trị ghi sổ hay chi phí sản xuất, kinh doanh.
- Nêu rõ các phương pháp khấu hao tài sản cố định; Số phải khấu hao tính theo nguyên giá hay bằng nguyên giá trừ giá trị có thể thu hồi ước tính từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.
- Các quy định khác về quản lý, sử dụng, khấu hao tài sản cố định có được tuân thủ không?
(2) Nguyên tắc kế toán tài sản cố định thuê tài chính:
- Nêu rõ giá trị ghi sổ được xác định như thế nào.
- Nêu rõ các phương pháp khấu hao tài sản cố định thuê tài chính.
(3) Nguyên tắc kế toán Bất động sản đầu tư.
- Giá trị ghi sổ bất động sản đầu tư được ghi nhận theo phương pháp nào?
- Nêu rõ các phương pháp khấu hao bất động sản đầu tư.
Mời Quý khách hàng xem tiếp >> Phương pháp lập, trình bày thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09-DN) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 5).