Phân loại nhóm cảng hàng không thành 02 loại theo Thông tư 44/2024/TT-BGTVT được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
>> 02 trường hợp thu hồi giấy phép xây dựng hiện nay
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 04/12/2024
Ngày 15/11/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 44/2024/TT-BGTVT quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025. Theo đó, quy định về phân loại nhóm cảng hàng không sẽ được cụ thể tại Điều 6 Thông tư 44/2024/TT-BGTVT.
Tại Điều 6 Thông tư 44/2024/TT-BGTVT, các giá dịch vụ quy định tại Điều 15, khoản 3 Điều 16, Điều 18, Điều 20, Điều 22, Điều 23 Thông tư 44/2024/TT-BGTVT được định mức giá, khung giá phân loại nhóm cảng hàng không như sau:
Nhóm A |
: |
Nhóm cảng hàng không phục vụ kinh tế - xã hội bao gồm cảng hàng không Côn Đảo, Điện Biên, Cà Mau, Rạch Giá |
Nhóm B |
: |
Các cảng hàng không không thuộc nhóm cảng hàng không phục vụ kinh tế - xã hội quy định tại Nhóm A. |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Phân loại nhóm cảng hàng không thành 02 loại từ đầu năm 2025 (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo Điều 15 Thông tư 44/2024/TT-BGTVT, giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay được cụ thể như sau:
(i) Đối tượng thu tiền sử dụng dịch vụ: đơn vị cung cấp dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam.
(ii) Đối tượng thanh toán tiền sử dụng dịch vụ: hãng hàng không có tàu bay thực hiện chuyến bay hạ cánh tại các cảng hàng không, sân bay Việt Nam.
(iii) Mức giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay được tính đối với 01 lượt tàu bay thực hiện hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay.
(iv) Mức giá dịch vụ đối với chuyến bay hạ cánh tại các cảng hàng không nhóm A: thu bằng 60% mức giá quy định phù hợp với trọng tải cất cánh tối đa tương ứng đối với chuyến bay hạ cánh tại cảng hàng không nhóm B.
(v) Quy định tính giá trong một số trường hợp đặc biệt
- Thu bằng 50% mức giá quy định tương ứng đối với: trực thăng, tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; tàu bay hạ cánh tại điểm hạ cánh khác (không phải điểm hạ cánh dự kiến) vì lý do bất khả kháng (thời tiết, kỹ thuật, cấp cứu hành khách, khủng bố, tội phạm, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền); tàu bay thực hiện các chuyến bay hiệu chuẩn thiết bị dẫn đường, hạ cánh vì lý do kỹ thuật, bay chuyển cảng hàng không đến các điểm cất hoặc hạ cánh tại Việt Nam.
- Thu bằng 30% mức giá quy định đối với: tàu bay thực hiện chuyến bay đào tạo huấn luyện phi công (không kết hợp khai thác thương mại).
- Đối với các chuyến bay nội địa hạ cánh trong khung giờ có tổng số chuyến bay theo lịch bay do Cục Hàng không Việt Nam cấp phép dưới 30% so với tham số điều phối đường hạ cất cánh của cảng hàng không, sân bay: thu bằng 85% mức giá dịch vụ quy định;
Lưu ý: Trường hợp do lỗi của người khai thác cảng hàng không, sân bay, người khai thác cảng hàng không, sân bay thương thảo với các đơn vị để thanh toán một cách hợp lý các chi phí thực tế phát sinh do tàu bay phải quay lại cảng hàng không nơi xuất phát.
Căn cứ vào Điều 53 Luật Hàng không dân dụng 2006, điều phối giờ cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay được quy định như sau:
(i) Điều phối giờ cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay là việc quản lý, phân bổ giờ cất cánh, hạ cánh của chuyến bay thực hiện vận chuyển hàng không thường lệ tại cảng hàng không, sân bay được công bố.
(ii) Bộ Giao thông vận tải thực hiện việc điều phối giờ cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay theo các nguyên tắc sau đây:
- Trong phạm vi giới hạn khai thác của cảng hàng không, sân bay.
- Bảo đảm công khai, minh bạch và không phân biệt đối xử.
- Thuận lợi và hiệu quả.
- Phù hợp với thông lệ quốc tế.