Hiện nay, không ít doanh nghiệp còn vướng mắc với câu hỏi: Khi nào phải trả “Phụ cấp độc hại, nguy hiểm” và Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động?
>> Những chính sách Lao động, Bảo hiểm, Tiền lương có hiệu lực từ cuối năm 2018
>> 09 câu hỏi thường gặp khi giao kết Hợp đồng thử việc
- Làm các nghề, công việc thuộc Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành (Xem chi tiết tại công việc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm );
- Làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
Tuy nhiên, doanh nghiệp không bắt buộc phải trả “Phụ cấp độc hại, nguy hiểm” cho những đối tượng người lao động nêu trên.
“Phụ cấp độc hại, nguy hiểm” là chế độ phụ cấp áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các công ty nhà nước.
Nói một cách khác, khi tồn tại các trường hợp người lao động nêu trên, doanh nghiệp có quyền trả hoặc không trả “Phụ cấp độc hại, nguy hiểm”, nhưng Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật thì vẫn phải thực hiện.
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm |
Bồi dưỡng bằng hiện vật |
||||||||||||||||||||||||||
Tính chất |
Không bắt buộc phải có. |
Bắt buộc thực hiện. |
|||||||||||||||||||||||||
Đối tượng được hưởng |
Vì là một loại phụ cấp nên doanh nghiệp tự quyết định những đối tượng nào được nhận, nhưng cần dựa trên cơ sở là các đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật. |
Là những người lao động đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 1. Làm các nghề, công việc thuộc Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. 2. Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm – Để xác định môi trường lao động tại địa điểm cụ thể như thế nào, doanh nghiệp liên hệ đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động để tiến hành quan trắc. |
|||||||||||||||||||||||||
Hình thức chi trả |
Trả bằng tiền. |
Trả bằng hiện vật bồi dưỡng; chứ không được trả bằng tiền, không được trả vào lương. |
|||||||||||||||||||||||||
Thời hạn chi trả |
Trả cùng kỳ trả lương hàng tháng hoặc thời điểm khác do doanh nghiệp quy định trước. |
Thực hiện trong ca hoặc ngày làm việc. |
|||||||||||||||||||||||||
Mức phụ cấp |
Mức phụ cấp là hoàn toàn do doanh nghiệp tự xây dựng. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên dựa trên mức phụ cấp áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức để xây dựng cho bên mình; Cụ thể: Phụ cấp độc hại, nguy hiểm gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương cơ sở. Theo mức lương cơ sở hiện nay (1.390.000 đồng/tháng) thì mức phụ cấp như sau:
Chi tiết về việc áp dụng các mức hệ số này, doanh nghiệp tham khảo tại Khoản 2, Mục II của Thông tư 07/2005/TT-BNV. |
Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị tương đương bằng tiền như sau:
Việc xác định mức bồi dưỡng theo các mức như trên thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH.
|
|||||||||||||||||||||||||
Thuế Thu nhập doanh nghiệp |
Doanh nghiệp chỉ được tính là chi phí hợp lý khi loại phụ cấp này được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty. |
Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là chi phí hợp lý khi tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. |
|||||||||||||||||||||||||
Thuế Thu nhập cá nhân |
Nếu mức phụ cấp của doanh nghiệp cao hơn so với mức phụ cấp áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức nêu trên, thì phần chênh lệch cao hơn đó sẽ tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Ngược lại, nếu mức phụ cấp của doanh nghiệp thấp hoặc bằng mức phụ cấp nêu trên, thì không tính vào thu nhập chịu thuế. |
Không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. |
Ngoài ra, doanh nghiệp vẫn cần đảm bảo Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.