Theo quy định pháp luật hiện hành, những trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả dành cho người khuyết tật được quy định như thế nào? – Anh Thư (Bà Rịa – Vũng Tàu).
>> Những trường hợp ngoại lệ được xem là không xâm phạm quyền tác giả 2024
>> Quy định về việc giới hạn quyền tác giả năm 2024
Những trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả dành cho người khuyết tật 2024 được quy định tại Điều 25a Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019 và năm 2022) - sau đây gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 30 Nghị định 17/2023/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
(i) Người khuyết tật, người nuôi dưỡng, chăm sóc cho người khuyết tật được quyền sao chép, biểu diễn, truyền đạt tác phẩm dưới định dạng bản sao dễ tiếp cận của tác phẩm khi có quyền tiếp cận hợp pháp với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm. Bản sao dưới định dạng dễ tiếp cận là bản sao của tác phẩm được thể hiện bằng một phương thức hay định dạng khác dành cho người khuyết tật; chỉ được sử dụng cho mục đích cá nhân của người khuyết tật và có thể có những điều chỉnh kỹ thuật phù hợp, cần thiết để người khuyết tật có thể tiếp cận tác phẩm.
(ii) Người khuyết tật hoặc người nuôi dưỡng, chăm sóc cho người khuyết tật có quyền nhập khẩu bản sao dưới định dạng dễ tiếp cận của tác phẩm từ tổ chức tương ứng theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên vì lợi ích của người khuyết tật mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Lưu ý: Người khuyết tật nêu trên bao gồm:
- Người khuyết tật nhìn;
- Người khuyết tật không có khả năng đọc chữ in và người khuyết tật khác không có khả năng tiếp cận tác phẩm để đọc theo cách thông thường, được hiểu là: Người đang trong tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức hoặc khả năng đọc mà không thể cải thiện được dẫn đến không thể đọc tác phẩm in như một người bình thường hoặc người khuyết tật đang trong tình trạng không thể cầm nắm, thao tác trên một cuốn sách hoặc tác phẩm in tương tự hay không thể di chuyển mắt để đọc ở mức độ bình thường.
Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản sửa đổi, hướng dẫn đang có hiệu lực thi hành |
Những trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả dành cho người khuyết tật 2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet).
(i) Tổ chức đáp ứng điều kiện theo quy định của Chính phủ có quyền sao chép, phân phối, biểu diễn, truyền đạt tác phẩm dưới định dạng bản sao dễ tiếp cận của tác phẩm (là bản sao tác phẩm được thể hiện bằng chữ nổi, ghi âm, chuyển đổi kỹ thuật số, hình ảnh thành lời nói, ngôn ngữ ký hiệu đi kèm hoặc bằng định dạng hay phương thức khác bảo đảm người khuyết tật tiếp cận tác phẩm thuận lợi) khi có quyền tiếp cận hợp pháp bản gốc hoặc bản sao tác phẩm và hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
(ii) Tổ chức đáp ứng điều kiện theo quy định của Chính phủ có quyền phân phối hoặc truyền đạt bản sao dưới định dạng dễ tiếp cận của tác phẩm tới tổ chức tương ứng theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
(iii) Tổ chức đáp ứng điều kiện theo quy định của Chính phủ có quyền phân phối hoặc truyền đạt bản sao dưới định dạng dễ tiếp cận của tác phẩm tới người khuyết tật ở nước ngoài theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả với điều kiện trước khi phân phối hoặc truyền đạt, tổ chức này không biết hoặc không có cơ sở để biết bản sao dưới định dạng dễ tiếp cận này sẽ được sử dụng cho bất cứ đối tượng nào khác ngoài người khuyết tật.
(iv) Tổ chức đáp ứng điều kiện theo quy định của Chính phủ có quyền nhập khẩu bản sao dưới định dạng dễ tiếp cận của tác phẩm từ tổ chức tương ứng theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên vì lợi ích của người khuyết tật mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Lưu ý: Tổ chức đáp ứng điều kiện theo quy định của Chính phủ là tổ chức phi lợi nhuận, cơ quan nhà nước có hoạt động hoặc chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, tiếp cận thông tin và đọc thích nghi theo phương pháp và cách thức phù hợp, bao gồm các tổ chức sau đây:
- Quỹ trợ giúp người khuyết tật quy định tại Luật Người khuyết tật;
- Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập quy định tại Luật Người khuyết tật;
- Cơ sở chăm sóc người khuyết tật bao gồm cơ sở dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật, trung tâm hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập và cơ sở chăm sóc người khuyết tật khác quy định tại Luật Người khuyết tật;
- Tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật quy định tại Luật Người khuyết tật;
- Trường dành cho người khuyết tật quy định tại Luật Giáo dục;
- Thư viện có phục vụ người khuyết tật quy định tại Luật Thư viện;
- Các tổ chức khác đáp ứng điều kiện nêu trên và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
[Xem nội dung chi tiết TẠI ĐÂY].