PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục cập nhật những lưu ý khi kinh doanh đa cấp năm 2023.
>> Những lưu ý khi kinh doanh đa cấp năm 2023 (Phần 14)
>> Những lưu ý khi kinh doanh đa cấp năm 2023 (Phần 13)
Hiện nay, về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp được thực hiện theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP. Theo đó, khi kinh doanh đa cấp năm 2023 cần lưu ý những nội dung sau đây:
Nội dung đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp bao gồm:
- Quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp, pháp luật về quảng cáo, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Các chuẩn mực đạo đức trong hoạt động bán hàng đa cấp.
Chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp phải được Bộ Công Thương công nhận.
Công cụ chuyển lương Gross sang Net và ngược lại |
Những lưu ý khi kinh doanh đa cấp năm 2023 (Ảnh minh họa)
Hồ sơ đề nghị công nhận bao gồm: Đơn đề nghị công nhận; Bản sao quyết định thành lập cơ sở có chức năng đào tạo được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương; Chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp; Danh sách bao gồm ít nhất 02 giảng viên có trình độ từ đại học trở lên.
Trình tự, thủ tục công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận, Bộ Công Thương xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu cơ sở đào tạo bổ sung hồ sơ.
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận hợp lệ, Bộ Công Thương tổ chức thẩm định hồ sơ và ban hành quyết định công nhận.
Quyết định công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp có thời hạn hiệu lực 03 năm kể từ ngày ký.
Bộ Công Thương quy định khung chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp (Xem thêm tại Thông tư 10/2018/TT-BCT).
- Cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp tiến hành đào tạo theo đúng nội dung, chương trình đã được công nhận và cấp chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
- Cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương bằng văn bản về kết quả đào tạo tại cơ sở trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi kết thúc khóa đào tạo.
Cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ các khóa đào tạo theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Hồ sơ lưu trữ gồm:
- Hồ sơ nhập học của học viên, danh sách học viên được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo của từng khóa đào tạo.
- Danh sách giảng viên tham gia giảng dạy cho mỗi khóa đào tạo.
- Hồ sơ quản lý việc cấp chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.
- Trước ngày 31/01 hàng năm, cơ sở đào tạo có trách nhiệm gửi báo cáo tổng kết hoạt động đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp của năm trước đó (bao gồm kết quả đào tạo, kiểm tra và cấp chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp) tới Bộ Công Thương.
- Hàng năm, Bộ Công Thương thực hiện kiểm tra việc đào tạo và cấp chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp của các cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.
Căn cứ kết quả kiểm tra, tùy theo mức độ sai phạm, Bộ Công Thương có thể yêu cầu cơ sở đào tạo khắc phục sai phạm hoặc tạm đình chỉ quyết định công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.
- Bộ Công Thương thu hồi, đình chỉ quyết định công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp trong các trường hợp sau: Cơ sở đào tạo bị giải thể; cơ sở đào tạo không khắc phục được sai phạm trong thời gian tạm đình chỉ hoặc các sai phạm không thể khắc phục được.
Quý khách hàng xem tiếp >> Những lưu ý khi kinh doanh đa cấp năm 2023 (Phần 16)