Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty). Theo đó, khi thành lập công ty thì việc góp vốn được thực hiện duy nhất bởi chủ sở hữu công ty. Vậy việc góp vốn thành lập công ty được thực hiện như thế nào, cần lưu ý những gì?
>> Các trường hợp hủy thầu và thủ tục hủy thầu
>> Điều kiện, thủ tục phá sản doanh nghiệp
Nguồn: Internet
1. Thời hạn góp vốn thành lập công ty
Căn cứ vào Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“Điều 75. Góp vốn thành lập công ty
Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty”.
Có thể thấy, vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và được ghi nhận trong Điều lệ công ty. Đông thời, pháp luật về doanh nghiệp cũng yêu cầu chủ sở hữu phải góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 75 quy định:
“Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.”
Như vậy, pháp luật không bắt buộc doanh nghiệp phải góp vốn ngay tại thời điểm đăng ký với cơ quan nhà nước mà được cam kết góp trong khoảng thời gian nhất định theo quy định. Theo Luật Doanh nghiệp 2020, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quy định này nhằm tạo điều kiện để chủ sở hữu có thời gian thu xếp nguồn vốn của mình để chuyển cho công ty. Nhưng trên thực tế, các chủ sở hữu hay dựa vào điểm này để lợi dụng, kéo dài thời gian góp vốn, làm cho vốn điều lệ của công ty trở thành con số chỉ hiện hữu trên giấy tờ mà thực chất là công ty không có đủ số vốn như đã cam kết. Do đó, kế thừa Luật Doanh nghiệp 2014, Luật DN 2020 đã quy định chi tiết hơn, thời hạn góp vốn là 90 ngày, trong đó “không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản” điều này không những hạn chế tình trạng vốn ảo mà còn giúp cho các công ty nhanh chóng có tài sản để tham gia vào các hoạt động kinh doanh.
Vốn điều lệ công ty sẽ được xác định ở hai thời điểm, khi đăng ký kinh doanh và sau thời điểm kết thúc thời hạn tối đa góp vốn. Hết thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty được xác định vào số vốn thực góp. Theo đó, chủ sở hữu không góp đủ số vốn điều lệ trong thời hạn, chủ sở hữu phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp. Hệ quả khi chủ sở hữu không góp vốn đúng hạn theo khoản 3 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020:
“Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định tại khoản này.”
Theo đó, chủ sở hữu sẽ có trách nhiệm khi không hoàn thành được nghĩa vụ góp vốn của mình được quy định tại khoản 4 Điều này:
“Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ theo quy định tại Điều này.”
2. Tài sản góp vốn thành lập công ty
Theo Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tài sản góp vốn để thành lập công ty bao gồm:
Lưu ý: Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản được quy định như trên mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Căn cứ pháp lý: