Trong năm 2024, khi đăng ký kinh doanh (thành lập doanh nghiệp tư nhân, thành lập công ty, thành lập hộ kinh doanh) thì cần lưu ý những nội dung gì? – Nguyễn Dung (Hà Nội).
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 31/10/2023
>> Chủ tịch Hà Nội yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính tốt hơn cho doanh nghiệp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký doanh nghiệp (còn được gọi là đăng ký kinh doanh) là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
- Đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
- Các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Ngoài ra, đăng ký kinh doanh còn được dùng để chỉ việc đăng ký hộ kinh doanh.
Căn cứ Điều 46, Điều 74, Điều 111, Điều 177 và Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, có 05 loại hình doanh nghiệp sau đây:
- Công ty cổ phần:
Là doanh nghiệp mà trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp hạn chế chuyển nhượng đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong vòng 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và hạn chế chuyển nhượng cổ phần theo quy định tại Điều lệ công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
Là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ các trách nhiệm phát sinh do chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
- Công ty hợp danh:
Là doanh nghiệp mà trong đó phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; trong khi thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
- Doanh nghiệp tư nhân:
Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
File Word các Luật nổi bật và văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực)
Những điều cần lưu ý khi đăng ký kinh doanh 2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP cập nhật liên tục, kịp thời các quy định mới nhất của pháp luật về các lưu ý khi đăng ký kinh doanh 2024 đối với từng loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Cụ thể như sau:
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.