Khi sản xuất kinh doanh, chúng ta cần nên có những hiểu biết nhất định về chuyển giao công nghệ để đứng vững trong sự chuyển mình của nền kinh tế trong tương lai.
Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
- Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;
- Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
- Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
- Máy móc, thiết bị đi kèm theo các công nghệ trên.
Trường hợp công nghệ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Chuyển giao công nghệ độc lập.
- Phần chuyển giao công nghệ trong:
+ Dự án đầu tư;
+ Góp vốn bằng công nghệ;
+ Nhượng quyền thương mại;
+ Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
+ Mua, bán máy móc, thiết bị đi kèm theo công nghệ chuyển giao.
Việc chuyển giao công nghệ theo hình thức độc lập hoặc góp vốn phải được lập thành hợp đồng. Những hình thức chuyển giao khác được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư.
- Chuyển giao tài liệu về công nghệ.
- Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận.
- Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.
- Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ.
- Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.
Trên đây là một góc nhìn tổng quan và sơ bộ về chuyển giao công nghệ, những vấn đề chi tiết và chuyên sâu, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP xin cung cấp đến quý thành viên ở những bài viết sau.
Căn cứ pháp lý:
Luật chuyển giao công nghệ 2017
Tài Giỏi