Ở bài viết Những điểm mới của Luật Chứng khoán 2019 doanh nghiệp cần biết (Phần 1) , PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP đã đề cập đến một số thay đổi về điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định tại Luật Chứng khoán năm 2019 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
Tiếp nối bài này, mời quý thành viên xem tiếp bài viết Những điểm mới của Luật Chứng khoán 2019 doanh nghiệp cần biết (Phần 2) sau đây:
>> Những điểm mới của Luật Chứng khoán 2019 doanh nghiệp cần biết (Phần 1)
>> 8 vướng mắc thường gặp khi thành lập văn phòng đại diện (Phần 1)
So với Luật Chứng khoán năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2010), tại Điều 12 Luật Chứng khoán 2019 đã quy định thêm các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động chứng khoán dưới đây:
- Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo.
- Sử dụng tài khoản, tài sản của khách hàng khi không được khách hàng ủy thác hoặc trái quy định của pháp luật hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
- Cho người khác mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán, đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác dẫn đến hành vi thao túng giá chứng khoán.
5.1. Thành lập Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
Đây là quy định mới được đề cập tại Chương IV của Luật Chứng khoán năm 2019.
Theo quy định hiện hành, chỉ đưa ra khái niệm về Sở giao dịch chứng khoán: Sở giao dịch chứng khoán tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho các chứng khoán đủ điều kiện niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán; việc tổ chức thị trường giao dịch các loại chứng khoán khác theo quy định của Chính phủ.
Hiện nay, có 02 Sở giao dịch chứng khoán đó là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (Hnx), Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Hose).
Ngoài Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán, không tổ chức, cá nhân nào được phép tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán.
Theo quy định tại Luật Chứng khoán năm 2019, không còn đề cập đến Trung tâm giao dịch chứng khoán.
Thay vào đó, quy định theo hướng chỉ có một Sở giao dịch chứng khoán duy nhất là Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi là Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con).
Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này và Luật Doanh nghiệp, do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Ngoài Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, không tổ chức, cá nhân nào được phép tổ chức và vận hành thị trường giao dịch chứng khoán.
5.2. Thành lập Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
Theo quy định hiện hành, không có quy định về tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, nhưng, tại Luật Chứng khoán năm 2019, đã có quy định về việc thành lập Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (Chương V của luật này).
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này và Luật Doanh nghiệp, do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Các quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được quy định tại Điều 55 của Luật Chứng khoán năm 2019.
Theo quy định hiện hành, các hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán thực hiện theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định 156/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 108/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Tại Điều 132 của Luật Chứng khoán năm 2019:
- Mức phạt tiền tối đa là 10 lần khoản thu trái pháp luật có được từ hành vi vi phạm đối với hành vi:
+ Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.
+ Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khoán.
- Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán là 03 tỷ đồng đối với tổ chức.
- Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán là 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân.
Căn cứ theo quy định tại Luật Đầu tư 2020, thì kinh doanh chứng khoán thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Cho nên, trước khi hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán.
- Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày 01/01/2021, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam đã được cấp giấy phép trước ngày 01/01/2021 mà đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 135 Luật Chứng khoán năm 2019 thì thực hiện đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh theo quy định tại Điều 71 Luật Chứng khoán năm 2019; KHÔNG phải thực hiện thủ tục đổi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, trừ trường hợp có yêu cầu.
- Sau 02 năm kể từ ngày 01/01/2021, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam đã được cấp giấy phép trước ngày 01/01/2021 mà không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 135 Luật Chứng khoán năm 2019, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép theo quy định của Luật Chứng khoán 2019.
Căn cứ pháp lý:
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức:
Kim Hằng