Trong các văn bản, tài liệu phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt với các văn bản gửi đến cơ quan nhà nước… thường được yêu cầu phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật. Vậy, người đại diện theo pháp luật là ai? Người đại diện theo pháp luật trong các loại hình doanh nghiệp có giống nhau? Mời Quý thành viên tham khảo chi tiết tại bài viết dưới đây.
>> Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
>> 06 Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Doanh nghiệp chính thức có hiệu lực năm 2021
Ảnh minh họa
Người đại diện theo pháp luật (sau đây gọi tắt là “NĐDPL”) là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà có thể có một hoặc nhiều NĐDPL. Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của NĐDPL được quy định chi tiết tại Điều lệ công ty. Nếu doanh nghiệp có nhiều hơn một NĐDPL thì Điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người.
Luật Doanh nghiệp 2020 đã bổ sung thêm quy định mới về cách xác định thẩm quyền và trách nhiệm của NĐDPL trong trường hợp Điều lệ công ty chưa quy định rõ quyền, nghĩa vụ của từng NĐDPL, theo đó:
- Mỗi NĐDPL của doanh nghiệp đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba;
- Tất cả người NĐDPL phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Loại hình doanh nghiệp |
Người đại diện theo pháp luật |
Căn cứ pháp lý |
Doanh nghiệp tư nhân |
Chủ doanh nghiệp tư nhân |
Khoản 3 Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020 |
Công ty hợp danh |
Các thành viên hợp danh |
Khoản 1 Điều 184 Luật Doanh nghiệp 2020 |
Công ty TNHH MTV |
- Trường hợp tổ chức là chủ sở hữu: + Công ty phải có ít nhất một NĐDPL là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. + Trường hợp Điều lệ công ty không quy định: Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là NĐDPL của công ty. - Trường hợp cá nhân là chủ sở hữu: + Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì thông thường Chủ tịch công ty sẽ là NĐDPL của công ty. + Công ty nên quy định chi tiết NĐDPL trong Điều lệ công ty, pháp luật không có quy định hạn chế hay chỉ định đối với NĐDPL của công ty TNHH MTV do cá nhân là chủ sở hữu. |
Khoản 3 Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2020 |
Công ty TNHH hai thành viên trở lên |
- Công ty phải có ít nhất một NĐDPL là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. - Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là NĐDPL của công ty. |
Khoản 3 Điều 54 Luật Doanh nghiệp 2020 |
Công ty cổ phần |
- Trường hợp công ty chỉ có một NĐDPL: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là NĐDPL của công ty. - Trường hợp Điều lệ chưa có quy định: Chủ tịch Hội đồng quản trị là NĐDPL của công ty. - Trường hợp công ty có hơn một NĐDPL: Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là NĐDPL của công ty. |
Khoản 2 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020 |
Theo quy định Khoản 3 Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020 thì thông tin NĐDPL (họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý cá nhân,…) sẽ được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp có sự thay đổi NĐDPL, doanh nghiệp phải nhanh chóng thức hiện đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (thông tin NĐDPL) với Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi (theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020).
Quý thành viên có thể tham khảo chi tiết nội dung công việc, hồ sơ, thủ tục tại: Thay đổi người đại diện theo pháp luật.
Căn cứ pháp lý: Luật Doanh nghiệp 2020.
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: