Nghị định 168/2024/NĐ-CP ban hành ngày 26/12/2024, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 quy định hành vi ngồi sau xe máy mà không cài quai nón bảo hiểm bị phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.
>> 05 nguyên tắc sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng
>> Các hành vi bị cấm trong hoạt động an toàn thực phẩm
Căn cứ điểm b khoản 5 Điều 12 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, quy định mức phạt đối với hành vi không cài quai nón bảo hiểm như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ; sử dụng lòng đường, vỉa hè vào mục đích khác
…
5. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang vác vật cồng kềnh, đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái của xe;
b) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.
…
Như vậy, ngồi sau xe máy mà không cài quai nón bảo hiểm bị phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
Ngồi sau xe máy mà không cài quai nón bảo hiểm bị phạt đến 600.000 đồng
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT, người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy khi tham gia giao thông có trách nhiệm đội mũ bảo hiểm đúng quy định pháp luật, đồng thời phải đảm bảo đội mũ đúng theo quy định sau đây:
(i) Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm.
(ii) Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.
Căn cứ Điều 6 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, việc giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông như sau:
(i) Giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non, học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
(ii) Lực lượng Cảnh sát giao thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh tại cơ sở giáo dục đó.
(iii) Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan xây dựng, tích hợp, lồng ghép kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với từng cấp học, ngành học.
|