Tôi nghe nói đã có Nghị định sửa đổi mức thu phí khi khai thác khoáng sản, vậy mức thu phí khai thác khoáng sản sắp tới là bao nhiêu? – Loan Trinh (Quảng Ngãi).
>> Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch từ ngày 15/7/2023
>> Đã có Quy trình hoàn thuế năm 2023 (theo Quyết định 679/QĐ-TC)
Ngày 31/05/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 27/2023/NĐ-CP quy định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/07/2023.
Theo đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 6 và Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 27/2023/NĐ-CP, từ ngày 15/7/2023, việc thu phí bảo vệ môi trường khi khai thác khoáng sản được quy định như sau:
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô: 100.000 đồng/tấn; đối với khí thiên nhiên, khí than: 50 đồng/m3. Riêng khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng hành): 35 đồng/m3.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Mức thu phí bảo vệ môi trường khi khai thác khoáng sản từ ngày 15/7/2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Quặng sắt với mức thu là 40.000 – 60.000 đồng/tấn.
- Quặng măng-gan (mangan) với mức thu là 30.000 – 50.000 đồng /tấn.
- Quặng ti – tan (titan) với mức thu là 10.000 – 70.000 đồng/tấn.
- Quặng vàng với mức thu là 180.000 – 270.000 đồng/tấn.
- Quặng đất hiếm với mức thu là 40.000 – 60.000 đồng/tấn.
- Quặng bạch kim, quặng bạc, quặng thiếc với mức thu là 180.000 – 270.000 đồng/tấn.
- Quặng vôn-phờ-ram (wolfram), quặng ăng-ti-moan (antimon) với mức thu là 30.000 – 50.000 đồng/tấn.
- Quặng chì, quặng kẽm với mức thu là 180.000 – 270.000 đồng/tấn.
- Quặng nhôm, quặng bô – xít (bauxit) với mức thu là 10.000 – 30.00 đồng/tấn.
- Quặng đồng, quặng ni-ken (nicken) với mức thu là 35.000 – 60.000 đồng/tấn.
- Quặng cô-ban (coban), quặng mô-lip-đen (molybden), quặng thủy ngân, quặng ma-nhê (magie), quặng va-na-di (vanadi) với mức thu là 180.000 – 270.000 đồng/tấn.
- Quặng crô-mit (cromit) với mức thu là 10.000 – 60.000 đồng/tấn.
- Quặng khoáng sản kim loại khác với mức thu là 20.000 – 30.000 đồng/tấn.
- Đất khai thác để san lắp, xây dựng công trình với mức thu 1.000 – 2.000 đồng/m3
- Đá, sỏi:
+ Sỏi với mức thu là 6.000 – 9.000 đồng/m3.
+ Đá:
++ Đá block (bao gồm khai thác cả khối lớn đá hoa trắng, granite, gabro, bazan là ốp lát mỹ nghệ với mức thu là 60.000 – 90.000 đồng/m3.
++ Đá làm vật liệu xây dựng thông thường với mức thu là 1.500 – 7.500 đồng/m3.
- Đá nung vôi, làm xi măng, làm phụ gia xi măng và khoáng chất công nghiệp theo quy định của pháp luật khoáng sản (Serpentin, barit, bentonit) với mức thu 1.500 – 6.750 đồng/m3.
- Đá làm fluorit với mức thu là 1.500 – 4.500 đồng/m3.
- Đá hoa trắng (trừ trường hợp đá blcok) với mức thu như sau:
+ Đá hoa trắng làm ốp lát, mỹ nghệ có mức thu là 50.000 – 70.000 đồng/m3.
+ Đá hoa trắng làm bột carbonat có mức thu là 1.500 – 7.500 đồng/m3.
- Đá granite, gabro, bazan làm ốp lát, mỹ nghệ (trừ trường hợp đá blcok) với mức thu là 50.000 – 70.000 đồng/m3.
- Cát vàng với mức thu là 4.500 – 7.500 đồng/m3.
- Cát trắng với mức thu là 7.500 – 10.500 đồng/m3.
- Các loại cát khác với mức thu là 3.000 – 6.000 đồng/m3.
- Đất sét, đất làm gạch, ngói với mức thu là 2.250 – 3.000 đồng/m3.
- Sét chịu lửa với mức thu là 20.000 – 30.000 đồng/tấn.
- Đôlômít (dolomit), quắc-zit (quartzit) với mức thu là 30.000 – 45.000 đồng/m3.
- Cao lanh với mức thu là 4.200 – 5.800 đồng/tấn.
- Mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật với mức thu là 20.000 – 30.000 đồng/tấn.
- Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorit) với mức thu là 20.000 - 30.000 đồng/tấn.
- A-pa-tit (apatit) với mức thu là 3.000 – 5.000 đồng/tấn.
- Séc-păng-tín (secpentin) với mức thu là 3.000 – 5.000 đồng/tấn.
- Than gồm: Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò, than an-tra-xit (antraxit) lộ thiên, than nâu, than mỡ, than khác với mức thu là 6.000 – 10.000 đồng/tấn.
- Kim cương, ru-bi (rubi), sa-phia (sapphire), E-mô-rốt (emerald), A-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite), Ô-pan (opan) quý màu đen, A-dít, Rô-đô-lít (rodolite), Py-rốp (pyrope), Bê-rin (berin), Sờ-pi-nen (spinen), Tô-paz (topaz), hạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam, Cờ-ri-ô-lít (cryolite), Ô-pan (opan) quý màu trắng, đỏ lửa; Birusa, Nê-phờ-rít (nefrite) với mức thu là 50.000 - 70.000 đồng/tấn.
- Cuội, sạn với mức thu là 6.000 – 9.000 đồng/tấn.
- Đất làm thạch cao với mức thu là 2.000 – 3.000 đồng/m3
- Các loại đất khác với mức thu là 1.000 – 2.000 đồng/m3
- Talc, diatomit với mức thu là 20.000 – 30.000 đồng/tấn.
- Graphit, serecit với mức thu là 3.000 – 5.000 đồng/tấn.
- Phen – sờ - phát (felspat) với mức thu là 3.300 – 4.600 đồng/tấn.
- Nước khoáng thiên nhiên với mức thu là 2.000 – 3.000 đồng/m3
- Các khoáng sản không kim loại khác với mức thu là 20.000 - 30.000 đồng/tấn.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 27/2023/NĐ-CP, mức thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tận thu khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản bằng 60% mức thu phí của loại khoáng sản tương ứng nêu tại Mục 2 và Mục 3 bài viết.
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 27/2023/NĐ-CP, các trường hợp sau đây được miễn phí bảo vệ môi trường khi khai thác khoáng sản:
(i) Hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó.
(ii) Hoạt động khai thác đất, đá để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, phòng chống thiên tai, khắc phục thiên tai. Trường hợp đất, đá khai thác vừa sử dụng cho san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, phòng chống thiên tai, khắc phục thiên tai vừa sử dụng cho mục đích khác thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm xác định khối lượng đất, đá thuộc đối tượng miễn phí; số lượng đất, đá sử dụng cho mục đích khác phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
(iii) Sử dụng đất đá bóc, đất đá thải từ quá trình khai thác để cải tạo, phục hồi môi trường tại khu vực khai thác theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Việc xác định số lượng đất đá bóc, đất đá thải được miễn phí bảo vệ môi trường căn cứ vào:
- Biên bản nghiệm thu khối lượng của từng khâu công nghệ khai thác gồm: Chuẩn bị đất đá, xúc bốc, vận tải, thải đá theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 41 Nghị định 158/2016/NĐ-CP.
- Phương án cải tạo, phục hồi môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 3 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
- Hồ sơ đóng cửa mỏ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật khoáng sản.