Trong năm 2024, tôi dự định góp vốn vào một công ty bằng tài sản là tàu biển thì có được không? Nếu được thì tôi cần phải thực hiện góp vốn như thế nào? – Huỳnh Anh (Khánh Hòa).
>> Hướng dẫn cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng (Phần 2)
>> Hướng dẫn cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng
Tài sản góp vốn được quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
“Điều 34. Tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, tàu biển định giá được bằng Đồng Việt Nam có thể được dùng làm tài sản góp vốn vào công ty. Tuy nhiên cần lưu ý, người góp vốn bằng tàu biển phải là chủ sở hữu hợp pháp của tàu biển và thực hiện đầy đủ thủ tục để chuyển quyền sở hữu tàu biển sang cho công ty.
File Word các Luật nổi bật và văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực)
Lưu ý về tài sản góp vốn 2024 là tàu biển (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Khi dùng tàu biển làm tài sản góp vốn, người góp vốn và công ty nhận góp vốn cần thực hiện đầy đủ việc khai lệ phí trước bạ cùng với việc đăng ký thay đổi chủ sở hữu cho tàu biển với cơ quan có thẩm quyền, cụ thể như sau:
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp (theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020).
Theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, trừ trường hợp sau đây:
(i) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
Trong đó, thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình được hiểu là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:
- Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người sau đây: Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước.
- Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
- Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.
(ii) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.