Doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng năm 2024 theo phương pháp khấu trừ thì số tiền thuế giá trị gia tăng đầu vào sẽ được khấu trừ theo nguyên tắc nào? – Xuân Mai (Hải Phòng).
>> Điều kiện để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào năm 2024
>> Quy định tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng 2024
Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ khi tính thuế giá trị gia tăng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào phải được khấu trừ theo nguyên tắc khấu trừ sau đây:
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Luật Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn mới nhất (còn hiệu lực) |
Lưu ý về nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào năm 2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Quản lý thuế 2019, người nộp thuế giá trị gia tăng sẽ có các quyền sau đây:
- Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế giá trị gia tăng; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế giá trị gia tăng.
- Được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng của các cơ quan chức năng khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
- Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính, ấn định thuế giá trị gia tăng; yêu cầu giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Được giữ bí mật thông tin, trừ các thông tin phải cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thông tin công khai về thuế theo quy định của pháp luật.
- Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng; được biết thời hạn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng, số tiền thuế giá trị gia tăng không được hoàn và căn cứ pháp lý đối với số tiền thuế không được hoàn.
- Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế, đại lý làm thủ tục hải quan để thực hiện dịch vụ đại lý thuế, đại lý làm thủ tục hải quan.
- Được nhận quyết định xử lý về thuế, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế, được yêu cầu giải thích nội dung quyết định xử lý về thuế; được bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế; được nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý thuế.
- Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.
- Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, không tính tiền chậm nộp đối với trường hợp do người nộp thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn và quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về tố cáo.
- Được tra cứu, xem, in toàn bộ chứng từ điện tử mà mình đã gửi đến cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế theo quy định.
- Được sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịch với cơ quan quản lý thuế và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Điều 22. Tổ chức thu thuế GTGT - Thông tư 219/2013/TT-BTC 1. Cơ quan Thuế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý thu thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh. 2. Cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý thu thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cơ sở kinh doanh phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để được giải quyết kịp thời./. |