Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động của tổ chức tài chính vi mô được thực hiện theo quy định tại Thông tư 33/2024/TT-NHNN.
>> Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy từ ngày 24/8/2024
Căn cứ Điều 5 Thông tư 33/2024/TT-NHNN, lệ phí cấp Giấy phép của tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:
(i) Mức lệ phí cấp Giấy phép đối với tổ chức tài chính vi mô được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. Cụ thể là 200.000 đồng/giấy (Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 150/2016/TT-BTC).
(ii) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép, tổ chức tài chính vi mô phải nộp lệ phí tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Hình thức nộp lệ phí thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí, hình thức, thời hạn thu, nộp, kê khai các khoản phí, lệ phí.
(iii) Khoản lệ phí quy định tại khoản (i) Mục này không được khấu trừ vào vốn điều lệ và không được hoàn lại trong mọi trường hợp.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động của tổ chức tài chính vi mô (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 4 Thông tư 33/2024/TT-NHNN, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là cơ quan có thẩm quyết định cấp Giấy phép đối với tổ chức tài chính vi mô.
Căn cứ Điều 6 Thông tư 33/2024/TT-NHNN, việc lập và gửi hồ sơ yêu cầu cấp Giấy phép của tổ chức tài chính vi mô được thực hiện theo quy định như sau:
(i) Hồ sơ phải được lập bằng tiếng Việt, trong đó bản sao giấy tờ, văn bằng, bản dịch tài liệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.
(ii) Trường hợp giấy tờ trong hồ sơ là bản sao mà không phải là bản sao được chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì khi nộp hồ sơ phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu theo quy định của pháp luật phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
(iii) Trong mỗi bộ Hồ sơ phải có danh mục tài liệu. Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước (Bộ phận Một cửa) hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
Điều 13. Tiêu chuẩn, Điều kiện đối với thành viên Hội đồng thành viên - Thông tư 33/2024/TT-NHNN Thành viên Hội đồng thành viên phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây: 1. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 42 và Điều 43 Luật Các tổ chức tín dụng. 2. Không phải là người đang quản lý, điều hành của chương trình, dự án tài chính vi mô; của tổ chức phi chính phủ đang thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô. 3. Có đạo đức nghề nghiệp. 4. Có trình độ từ đại học trở lên. 5. Có một trong các điều kiện sau đây: a) Có ít nhất 02 năm là người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng; b) Có ít nhất 03 năm là người quản lý doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc của doanh nghiệp khác có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định của tổ chức tài chính vi mô theo quy định của pháp luật; c) Có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; d) Có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính vi mô hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán. Điều 14. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên Ban kiểm soát - Thông tư 33/2024/TT-NHNN Thành viên Ban kiểm soát phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây: 1. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 42 và Điều 43 Luật Các tổ chức tín dụng. 2. Có đạo đức nghề nghiệp. 3. Có trình độ từ đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật và có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô hoặc có trình độ từ trung cấp trở lên về một trong các ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, luật và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô. 4. Trưởng Ban kiểm soát phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm. |