Năm 2023, Bộ Tài chính ban hành kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế nào? – Hương Lý (Phú Yên).
>> Điều kiện đối với người tham gia bán hàng đa cấp từ ngày 20/6/2023
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 21/05/2023
Ngày 13/01/2023, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 41/QĐ-BTC quy định về kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ Tài chính năm 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 13/01/2023.
Tại Phần I Quyết định 41/QĐ-BTC quy định về mục đích, yêu cầu của kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp được tiếp cận thông tin pháp luật, các quy định của pháp luật tài chính chính xác, kịp thời, đầy đủ và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp;
- Đảm bảo đúng nội dung, hình thức và phương pháp theo quy định của Nghị định 55/2019/NĐ-CP;
- Lồng ghép, kết hợp hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người nộp thuế, người khai hải quan và các hoạt động quản lý nhà nước khác theo chức năng;
- Tăng cường phối hợp giữa cơ quan nhà nước, giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức đại diện của doanh nghiệp trong việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ Tài chính năm 2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Tại Phần II Quyết định 41/QĐ-BTC quy định về hình thức và nội dung trọng tâm của kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ Tài chính năm 2023 như sau:
- Tổ chức hội nghị phổ biến, tập huấn kiến thức pháp luật;
- Tổ chức tọa đàm, đối thoại, bồi dưỡng kiến thức tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Xây dựng, biên soạn cấp phát ấn phẩm, tài liệu, tờ rơi, tờ gấp...phổ biến, giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật;
- Xây dựng chương trình truyền thông các văn bản quy phạm pháp luật về tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các bài viết, bài giới thiệu trên các báo, tạp chí và xây dựng chương trình phóng sự trên các Đài phát thanh truyền hình;
- Tuyên truyền thông qua các nền tảng kỹ thuật số (websie, zalo, facebook).
Công tác hỗ trợ pháp lý và lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo văn bản đối với các nhóm văn bản quy phạm pháp luật trong năm 2023 được thực hiện theo quy định tại Mục 1.1 đến Mục 1.5 Phần II Quyết định 41/QĐ-BTC.
- Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp với Vụ Pháp chế, Vụ Chính sách thuế và các đơn vị có liên quan tiếp nhận kiến nghị, câu hỏi của doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa) liên quan đến các quy định về thuế, hải quan, chứng khoán, trên cơ sở đó tổ chức các Hội nghị đối thoại doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, giải đáp vướng trong thực tiễn áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật đồng thời giải đáp trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử.
- Các đơn vị khác thuộc Bộ tiếp nhận các vướng mắc, kiến nghị và giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp thông qua các hình thức: giải đáp bằng văn bản; giải đáp thông qua mạng điện tử; giải đáp trực tiếp hoặc thông qua điện thoại và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
- Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thực hiện cập nhật, phân loại các văn bản liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cơ sở văn bản do các đơn vị chủ trì soạn thảo gửi về để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ (Chuyên mục Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa).
- Đối với các đơn vị có trang/chuyên trang thông tin điện tử có trách nhiệm cập nhật và đăng tải các văn bản liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa lên Chuyên mục Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên trang/chuyên trang của mình.
- Các đơn vị thuộc Bộ tăng cường công tác thông tin tuyên truyền cho cộng đồng doanh nghiệp thông qua các cơ quan báo chí của ngành.
Các cơ quan báo chí của ngành tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật tài chính cho cộng đồng các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc viết tin, bài viết đăng tải trên cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính và trên các báo, tạp chí trong và ngoài ngành, các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó chú trọng đến việc tuyên truyền các đề xuất chính sách mới có tác động lớn đến xã hội theo Quyết định 407/QĐ-TTg; phản ánh các ý kiến đóng góp của người dân và doanh nghiệp trong quá trình soạn thảo văn bản.