Những tháng cuối năm 2022 và dịp Tết Âm lịch 2023, nhà nước có chính sách gì về việc chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả không? – Châu Nguyên (TP. HCM).
>> Luật Chứng khoán 2019 và các văn bản hướng dẫn mới nhất (còn hiệu lực)
>> Doanh nghiệp, người lao động cần biết các vấn đề pháp lý nổi bật tháng 12/2022
Ngày 23/11/2022, Bộ Giao thông Vận tải đã có Quyết định 1542/QĐ-BGTVT về việc Ban hành Kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong những tháng cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 (sau đây gọi là “Tết Âm lịch 2023”). Cụ thể, theo kế hoạch này, kể từ ngày 23/11/2022 Bộ GTVT sẽ triển khai thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ở các chuyên ngành thông qua các nhiệm vụ:
- Tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại các tuyến vận tải từ biên giới vào nội địa, ngăn chặn có hiệu quả việc vận chuyển trái phép hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Xác định nhiệm vụ trọng tâm công tác đấu tranh ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng không và hàng hải; tùy theo tình hình và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của từng lĩnh vực của ngành để vận động linh hoạt việc triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng kém chất lượng lưu hành trên các tuyến vận tải, các đầu mối giao thông như bến xe, nhà ga, cảng hàng không,...
- Tuyên truyền và phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn để các cán bộ công chức, viên chức người lao động trong toàn ngành để nhận biết các mặt hàng cấm, hàng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, sức khỏe cộng đồng, môi trường như:
+ Ma tuý, vũ khí, tài liệu phản động, chất nổ, pháo, động vật hoang dã, gỗ, xăng dầu, than, khoáng sản, rác thải, ngoại tệ, vàng, rượu ngoại, thuốc lá ngoại, đường, ôtô, máy móc thiết bị, điện tử, điện lạnh đã qua sử dụng,...;
+ Nhóm sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, gian lận trong đo lường, chất lượng như: điện thoại di động, băng đĩa, thực phẩm chức năng, thực phẩm chế biến công nghệ, sữa, rượu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, phân bón, xăng dầu, gas, gia súc, gia cầm và các sản phẩm gia súc, gia cầm, bánh - mứt kẹo, thuỷ sản tươi sống,...;
+ Nhóm các lĩnh vực bị lợi dụng để vi phạm như chính sách ưu đãi hoàn thuế VAT đối với hàng xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, chính sách ưu đãi đầu tư, thuế đối với khu kinh tế cửa khẩu,...
- Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan kiểm soát chặt chẽ tại các đầu mối giao thông (bến xe, nhà ga, cảng) và các trạm kiểm tra tải trọng phương tiện; kiên quyết từ chối vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ, hàng hóa không có xuất xứ rõ ràng. Thủ trưởng bến xe, nhà ga, cảng và doanh nghiệp vận tải phải chịu trách nhiệm về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong bốc, xếp và vận chuyển tại đơn vị mình.
Đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Âm lịch 2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Bên cạnh đó, Quyết định 1542/QĐ-BGTVT cũng nêu một số hoạt động cụ thể trong việc chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Âm lịch 2023 như sau:
- Tại các đầu mối giao thông, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển và hàng không; đặc biệt là tại các địa bàn trọng điểm sẽ được tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên;
Bên cạnh đó, các mặt hàng pháo nổ, hàng điện tử, xăng dầu, thuốc lá, rượu, bia, động vật quý hiếm cũng được chú ý hơn để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
- Tại các đầu mối giao thông (bến xe, nhà ga, cảng) và các trạm kiểm tra tải trọng phương tiện cũng được kiểm soát chặt chẽ hơn; hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ, hàng hóa không có xuất xứ rõ ràng sẽ bị từ chối vận chuyển.
Đồng thời, các thủ trưởng bến xe, nhà ga, cảng và doanh nghiệp vận tải phải chịu trách nhiệm về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong bốc, xếp và vận chuyển tại đơn vị mình.
- Các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về vận chuyển hàng lậu, gian lận thương mại và hàng giả sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định;
- Các phương tiện và tuyến đường sau cũng được tăng cường, kiểm tra, kiểm soát:
+ Phương tiện vận tải như: Tàu hỏa, ô tô (đặc biệt là ô tô chở khách từ các tỉnh biên giới về nội địa) để vận chuyển hàng cấm, hàng lậu.
- Các tuyến đường sắt liên vận quốc tế Lào Cai – Hà Nội và Lạng Sơn – Hà Nội; tuyến đường sắt Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh.
XEM CHI TIẾT CÁC CÔNG VIỆC PHÁP LÝ CẦN BIẾT TRONG QUÁ TRÌNH: |
||