Thủ tục công nhận chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam được được hướng dẫn cụ thể tại Quyết định 1258/QĐ-BTTTT năm 2024.
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 22/08/2024
Căn cứ Mục 2 Phần II Quyết định 1258/QĐ-BTTTT năm 2024, thủ tục công nhận chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam được được hướng dẫn cụ thể như sau:
Bước 1: Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài nộp hồ sơ đến Bộ Thông tin và Truyền thông
Lưu ý: Văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công nhận hoặc chứng nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự) và được dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông (Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia) phối hợp với Bộ Công an xem xét, đánh giá hồ sơ và kiểm tra chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài đề nghị công nhận.
Trường hợp cần xác minh thông tin trong văn bản, tài liệu, thời hạn trả kết quả công nhận không vượt quá 65 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
Bước 4.1. Trường hợp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định
- Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy công nhận chữ ký điện tử, chứng thư điện tử nước ngoài tại Việt Nam theo mẫu tại Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BTTTT.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia cập nhật chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài được công nhận vào danh sách tin cậy và công bố trên Hệ thống chứng thực dịch vụ tin cậy.
Bước 4.2. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông có thông báo và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Trường hợp cá nhân, tổ chức lựa chọn thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, dịch vụ công trực tuyến, việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ, trả kết quả được thực hiện theo quy định của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử và pháp luật về giao dịch điện tử.
Đơn đề nghị công nhận chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam |
Hướng dẫn thực hiện thủ tục công nhận chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam mới nhất
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài nộp hồ sơ theo một trong hai cách sau:
(i) Gửi trực tiếp hoặc theo đường bưu điện đến Bộ Thông tin và Truyền thông (Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia), địa chỉ số 18 Nguyễn Du - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
(ii) Gửi trực tuyến qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến (Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông).
Thành phần hồ sơ:
Xem chi tiết tại bài viết: Hồ sơ đề nghị công nhận chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Tổ chức, cá nhân
Bộ Thông tin và Truyền thông.
Giấy công nhận chữ ký điện tử, chứng thư điện tử nước ngoài tại Việt Nam theo mẫu tại Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BTTTT.
Không quy định về lệ phí đề nghị công nhận chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam.
Mẫu số 03 - Đơn đề nghị công nhận chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam ban hành kèm Thông tư 06/2024/TT-BTTTT
(i) Chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài phải phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(ii) Chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài hình thành dựa trên thông tin định danh đầy đủ đã được xác thực của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
(iii) Đối tượng sử dụng chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài được công nhận là tổ chức, cá nhân nước ngoài; tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu giao dịch điện tử với tổ chức, cá nhân nước ngoài mà chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ trong nước chưa được công nhận tại nước đó.