PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 28 - Báo cáo bộ phận qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 28 - Báo cáo bộ phận (Phần 7)
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 28 - Báo cáo bộ phận (Phần 6)
Căn cứ vào Chuẩn mực kế toán số 28 - Báo cáo bộ phận ban hành kèm theo Quyết định 12/2005/QĐ-BTC, bài viết tiếp tục đề cập đến quy định hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 28. Cụ thể như sau:
Thông tin bộ phận phải được lập và trình bày phù hợp với chính sách kế toán áp dụng cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Chính sách kế toán mà Ban Giám đốc doanh nghiệp sử dụng để lập báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính của doanh nghiệp là chính sách kế toán mà Ban Giám đốc cho là phù hợp nhất để lập báo cáo ra bên ngoài doanh nghiệp.
Mục đích của việc trình bày thông tin bộ phận là để giúp người sử dụng báo cáo tài chính hiểu rõ và đánh giá được doanh nghiệp một cách toàn diện hơn, nên khi lập và trình bày thông tin bộ phận, chuẩn mực này yêu cầu sử dụng các chính sách kế toán mà Ban Giám đốc đã chọn lựa để lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 28 - Báo cáo bộ phận (Phần 8)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Chuẩn mực này cho phép việc trình bày các thông tin bộ phận bổ sung được lập trên cơ sở khác với chính sách kế toán áp dụng đối với báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính của doanh nghiệp khi thoả mãn 2 điều kiện:
- Các thông tin được báo cáo tài chính nội bộ cho Ban Giám đốc nhằm đưa ra quyết định về việc phân bổ các nguồn lực vào bộ phận và đánh giá hoạt động của bộ phận đó; và
- Cơ sở lập thông tin bộ phận bổ sung được trình bày rõ ràng.
Tài sản do hai hay nhiều bộ phận sử dụng cần phải phân bổ cho các bộ phận đó khi doanh thu và các chi phí có liên quan tới tài sản được phân bổ cho các bộ phận.
2.4.5. Cách thức phân bổ tài sản, nợ phải trả, doanh thu và chi phí cho các bộ phận
Cách thức phân bổ tài sản, nợ phải trả, doanh thu và chi phí cho các bộ phận phụ thuộc vào tính chất của khoản mục hay hoạt động do bộ phận đó tiến hành và quyền tự chủ của bộ phận đó. Không áp dụng một tiêu thức chung cho tất cả các doanh nghiệp. Việc phân bổ tài sản, nợ phải trả, doanh thu và chi phí có liên quan đến hai hay nhiều bộ phận, phải dựa trên cơ sở hợp lý.
Các định nghĩa về doanh thu, chi phí, tài sản và nợ phải trả bộ phận có liên quan với nhau và kết quả phân bổ theo đó cũng phải nhất quán: Các tài sản sử dụng chung được phân bổ cho các bộ phận khi doanh thu và chi phí có liên quan tới tài sản đó cũng được phân bổ cho các bộ phận này.
Ví dụ: Một tài sản được coi là tài sản của bộ phận khi phần khấu hao của tài sản đó được tính vào chi phí khi xác định kết quả kinh doanh của bộ phận.
Trong chuẩn mực này, mục 2.6.1 Phần 9 đến mục 2.6.14 Phần 10 của bài viết về trình bày đối với các bộ phận báo cáo được coi là bộ phận chính yếu. Các mục 2.7.1 Phần 10 đến mục 2.7.5 Phần 11 quy định về yêu cầu cần trình bày đối với các bộ phận báo cáo được coi là bộ phận thứ yếu. Việc khuyến khích các doanh nghiệp trình bày toàn bộ các thông tin đối với mỗi bộ phận thứ yếu như yêu cầu đối với bộ phận chính yếu được xác định từ mục 2.6.1 Phần 9 đến mục 2.6.14 Phần 10. Các mục 2.7.1 Phần 10 đến 2.8.10 Phần 12 của bài viết quy định các vấn đề cần thuyết minh về báo cáo bộ phận.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 28 - Báo cáo bộ phận (Phần 9).