PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 28 - Báo cáo bộ phận qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 28 - Báo cáo bộ phận (Phần 5)
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 28 - Báo cáo bộ phận (Phần 4)
Căn cứ vào Chuẩn mực kế toán số 28 - Báo cáo bộ phận ban hành kèm theo Quyết định 12/2005/QĐ-BTC, bài viết tiếp tục đề cập đến quy định hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 28. Cụ thể như sau:
(i) Các bộ phận được lập theo lĩnh vực kinh doanh và khu vực địa lý của doanh nghiệp dùng để lập báo cáo cho bên ngoài phải là các đơn vị nằm trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp đó. Thông tin bộ phận do các đơn vị này lập để giúp Ban Giám đốc đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra quyết định điều hành và quản lý trong tương lai của doanh nghiệp ngoại trừ các nhân tố được quy định tại mục 2.2(ii) bên dưới.
(ii) Nếu cơ cấu tổ chức và quản lý của doanh nghiệp và hệ thống báo cáo tài chính nội bộ cho Ban Giám đốc được thiết lập không dựa trên lĩnh vực kinh doanh và khu vực địa lý tại đoạn (ii) mục 2.1.2 Phần 5 của bài viết thì Ban Giám đốc phải lựa chọn lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý làm báo cáo chính yếu.
Khi đó, Ban Giám đốc phải căn cứ vào các nhân tố theo định nghĩa trong mục 1.9 Phần 2 của bài viết chứ không phải căn cứ vào hệ thống báo cáo tài chính nội bộ của doanh nghiệp để xác định lĩnh vực kinh doanh hay khu vực địa lý phải lập báo cáo bộ phận. Các nhân tố này phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Nếu một hay một số bộ phận được báo cáo là lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý thoả mãn các yêu cầu của mục 1.9 Phần 2 của bài viết thì không cần phân chia chi tiết hơn để lập báo cáo bộ phận.
- Đối với các bộ phận không thỏa mãn các yêu cầu tại mục 1.9 Phần 2 của bài viết, thì Ban Giám đốc doanh nghiệp cần phải xem xét đến việc phân chia các bộ phận chi tiết hơn để báo cáo thông tin theo lĩnh vực kinh doanh hoặc theo khu vực địa lý phù hợp mục 1.9 Phần 2 của bài viết; và
- Nếu báo cáo theo bộ phận chi tiết đáp ứng các yêu cầu tại mục 1.9 Phần 2 thì mục 2.3.1 và 2.3.2 của bài viết này quy định các căn cứ để xác định các bộ phận chi tiết có thể báo cáo.
(iii) Theo Chuẩn mực số 28, hầu hết các doanh nghiệp sẽ xác định lĩnh vực kinh doanh và khu vực địa lý theo đơn vị tổ chức có báo cáo cho Ban Giám đốc để phục vụ cho việc đánh giá hoạt động của mỗi doanh nghiệp và để quyết định phân bổ nguồn lực trong tương lai. Các bộ phận có thể lập báo cáo không theo lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý, thì doanh nghiệp phải phân chia bộ phận chi tiết hơn để báo cáo thông tin tài chính về lĩnh vực kinh doanh và khu vực địa lý.
![]() |
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 28 - Báo cáo bộ phận (Phần 6)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Hai hay nhiều lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý tương đương có thể được kết hợp thành một lĩnh vực kinh doanh hay một khu vực địa lý. Hai hay nhiều lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý được coi là tương đương khi:
- Tương đương về tình hình tài chính.
- Có chung phần lớn các nhân tố quy định trong mục 1.9 Phần 2 của bài viết.
Một lĩnh vực kinh doanh hay khu vực địa lý cần được xác định là một bộ phận phải báo cáo khi phần lớn doanh thu phát sinh từ bán hàng ra ngoài đồng thời thoả mãn một trong các điều kiện sau:
- Tổng Doanh thu của bộ phận từ việc bán hàng ra ngoài và từ giao dịch với các bộ phận khác phải chiếm từ 10% trở lên trên tổng doanh thu của tất cả bộ phận, hoặc
- Kết quả kinh doanh của bộ phận này bất kể lãi (hay lỗ) chiếm từ 10% trở lên trên tổng lãi (hay lỗ) của tất cả các bộ phận có lãi (hoặc trên tổng lỗ của tất cả các bộ phận lỗ) nếu đại lượng nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn, hoặc
- Tài sản của bộ phận chiếm từ 10% trở lên trên tổng tài sản của tất cả các bộ phận.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 28 - Báo cáo bộ phận (Phần 7).