Tôi muốn biết chuẩn mực về báo cáo tài chính được pháp luật hiện hành quy định như thế nào? – Anh Thơ (Tiền Giang).
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Phần 5)
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Phần 4)
Căn cứ theo Chuẩn mực số 21 – Trình bày báo cáo tài chính (Ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC), quy định chung của chuẩn mực kế toán số 21 bao gồm:
Mục đích của chuẩn mực số 21 là quy định và hướng dẫn các yêu cầu và nguyên tắc chung về việc lập và trình bày báo cáo tài chính gồm:
- Mục đích của các báo cáo tài chính.
- Yêu cầu của các báo tài chính.
- Nguyên tắc lập các báo cáo tài chính.
- Kết cấu và nội dung chủ yếu của các báo cáo tài chính.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài chính (Phần 2)
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Chuẩn mực số 21 áp dụng cho các trường hợp sau đây:
- Chuẩn mực số 21 áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam.
- Chuẩn mực số 21 áp dụng cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp và báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn. Chuẩn mực số 21 được vận dụng cho việc lập và trình bày thông tin tài chính tóm lược giữa niên độ.
- Chuẩn mực số 21 áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Những yêu cầu bổ sung đối với báo cáo tài chính của các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính được quy định ở Chuẩn mực “Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự".
Căn cứ theo Chuẩn mực số 21 – Trình bày báo cáo tài chính (Ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC), nội dung chuẩn mực kế toán số 21 được quy định như sau:
- Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Để đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:
+ Tài sản.
+ Nợ phải trả.
+ Vốn chủ sở hữu.
+ Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ.
+ Các luồng tiền.
- Các thông tin này cùng với các thông tin trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính giúp người sử dụng dự đoán được các luồng tiền trong tương lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các khoản tương đương tiền.
Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp chịu trách nhiệm về lập và trình bày báo cáo tài chính.
Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm :
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Bên cạnh đó,ngoài báo cáo tài chính, doanh nghiệp có thể lập báo cáo quản lý trong đó mô tả và diễn giải những đặc điểm chính về tình hình kinh doanh và tài chính, cũng như những sự kiện không chắc chắn chủ yếu mà doanh nghiệp phải đối phó nếu ban giám đốc xét thấy chúng hữu ích cho những người sử dụng trong quá trình ra các quyết định kinh tế.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài chính (Phần 2).