Hiện nay pháp luật quy định thực hiện chuẩn mực kế toán số 19 – Hợp đồng bảo hiểm như thế nào? – Hải Đăng (Quảng Ngãi).
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh (Phần 12)
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh (Phần 11)
Căn cứ vào Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chuẩn mực kế toán số 19 ban hành kèm theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC quy định hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 19 - Hợp đồng bảo hiểm. Cụ thể như sau:
Mục đích của chuẩn mực kế toán số 19 là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp đánh giá và ghi nhận các yếu tố của hợp đồng bảo hiểm trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, gồm:
- Phương pháp kế toán hợp đồng bảo hiểm trong các doanh nghiệp bảo hiểm.
- Trình bày và giải thích số liệu trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 19 - Hợp đồng bảo hiểm
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Chuẩn mực này áp dụng đối với:
- Kế toán hợp đồng bảo hiểm (bao gồm cả hợp đồng nhận tái và nhượng tái bảo hiểm).
- Các công cụ tài chính với đặc điểm là có phần không đảm bảo gắn liền với Hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm phát hành.
Chuẩn mực kế toán số 19 không áp dụng cho kế toán các hoạt động khác của doanh nghiệp bảo hiểm, như: Kế toán tài sản tài chính do các doanh nghiệp bảo hiểm sở hữu và kế toán các công cụ nợ tài chính do các doanh nghiệp bảo hiểm phát hành nhưng không gắn liền với hợp đồng bảo hiểm.
Chuẩn mực số 19 không áp dụng đối với:
- Giấy bảo hành sản phẩm, hàng hoá.
- Tài sản và các khoản nợ phải trả cho người lao động.
- Các quyền và nghĩa vụ mang tính hợp đồng liên quan đến việc sử dụng hoặc quyền được sử dụng trong tương lai một khoản phi tài chính (Ví dụ: Phí đăng ký, phí bản quyền, tiền chi trả hợp đồng phát sinh đột xuất và các khoản tương tự khác), cũng như đảm bảo giá trị còn lại của bên thuê trong một hợp đồng thuê tài chính (quy định tại Chuẩn mực kế toán số 06 – "Thuê tài sản"; Chuẩn mực kế toán số 14 – "Doanh thu và thu nhập khác" và Chuẩn mực kế toán số 04 – "Tài sản cố định vô hình").
- Các cam kết bảo lãnh tài chính do doanh nghiệp cam kết thực hiện hoặc giữ lại để chuyển giao cho một bên khác về tài sản tài chính hoặc công cụ nợ tài chính thuộc phạm vi điều chỉnh của chuẩn mực kế toán "Công cụ tài chính" (Các cam kết tài chính có thể được thể hiện dưới các hình thức như: Các bảo đảm tài chính, thư tín dụng).
- Các khoản phải thu hay phải trả tiềm tàng trong hoạt động hợp nhất kinh doanh (quy định tại Chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh).
- Các hợp đồng bảo hiểm gốc mà doanh nghiệp bảo hiểm là bên mua bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm: Là bên tham gia vào một hợp đồng bảo hiểm, có nghĩa vụ phải trả tiền bồi thường cho chủ hợp đồng theo quy định của hợp đồng trong trường hợp có sự kiện được bảo hiểm xảy ra.
Hợp đồng bảo hiểm: Là một hợp đồng mà doanh nghiệp bảo hiểm thoả thuận một khoản tiền (gọi là phí bảo hiểm) và chấp nhận rủi ro bảo hiểm trọng yếu từ khách hàng (chủ hợp đồng) bằng các thoả thuận bồi thường cho chủ hợp đồng nếu có sự kiện xảy ra trong tương lai gây tổn thất tới chủ hợp đồng.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 19 - Hợp đồng bảo hiểm (Phần 2).