PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng thực hiện chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh (Phần 10)
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh (Phần 9)
Căn cứ theo quy định tại Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực số 11 Hợp nhất kinh doanh (ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC về bốn (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 5) của Bộ trưởng Bộ Tài chính), chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh tiếp tục được quy định như sau:
Theo Mục 2.6.2 Phần 9 của bài viết, bên mua ghi nhận tách biệt tài sản cố định vô hình của bên bị mua tại ngày mua chỉ khi nào những tài sản đó thỏa mãn tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình quy định trong Chuẩn mực kế toán số 04 "Tài sản cố định vô hình", và khi giá trị hợp lý có thể được xác định một cách đáng tin cậy. Chuẩn mực kế toán số 04 "Tài sản cố định vô hình" quy định việc xác định liệu giá trị hợp lý của tài sản cố định vô hình được mua khi hợp nhất kinh doanh có được xác định đáng tin cậy hay không.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh (Phần 11) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Theo Mục 2.6.2 Phần 9 của bài viết, bên mua ghi nhận khoản nợ tiềm tàng của bên bị mua một cách riêng biệt như một phần của chi phí hợp nhất kinh doanh chỉ khi giá trị hợp lý của khoản nợ tiềm tàng được xác định đáng tin cậy. Nếu giá trị hợp lý của khoản nợ tiềm tàng không được xác định đáng tin cậy thì:
+ Sẽ ảnh hưởng đến giá trị được ghi nhận là lợi thế thương mại hoặc được kế toán theo quy định tại Mục 2.11.1 Phần 12 của bài viết; và
+ Bên mua sẽ trình bày thông tin về khoản nợ tiềm tàng theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”.
Mục (xi) Mục 3.6.1 Phần 19 của bài viết hướng dẫn việc xác định giá trị hợp lý của khoản nợ tiềm tàng.
- Sau ghi nhận ban đầu, bên mua sẽ xác định giá trị của các khoản nợ tiềm tàng được ghi nhận một cách riêng biệt theo quy định tại Mục 2.6.1 Phần 9 của bài viết. Giá trị khoản nợ tiềm tàng được xác định theo Chuẩn mực kế toán số 18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”.
Quy định này không áp dụng cho hợp đồng được kế toán theo Chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính. Tuy nhiên, các cam kết vay được loại trừ khỏi phạm vi của Chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính không phải là các cam kết cung cấp các khoản vay với mức lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường sẽ được hạch toán vào nợ tiềm tàng của bên bị mua, nếu tại ngày mua, không chắc chắn rằng việc giảm các lợi ích kinh tế là cần thiết để thanh toán nghĩa vụ hoặc nếu giá trị của nghĩa vụ không được xác định một cách đáng tin cậy. Theo Mục 2.6.2 Phần 9 của bài viết, những cam kết vay như vậy được ghi nhận riêng biệt như một phần của giá phí hợp nhất kinh doanh khi giá trị hợp lý được xác định một cách đáng tin cậy.
- Các khoản nợ tiềm tàng được ghi nhận riêng biệt như một phần của giá phí hợp nhất kinh doanh là ngoài phạm vi của Chuẩn mực kế toán số 18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”. Tuy nhiên, bên mua sẽ phải trình bày các thông tin về các khoản nợ tiềm tàng theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng” cho mỗi loại dự phòng.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh (Phần 12)