PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng thực hiện chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh (Phần 19)
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh (Phần 18)
Căn cứ theo quy định tại Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực số 11 Hợp nhất kinh doanh (ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC về bốn (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 5) của Bộ trưởng Bộ Tài chính), chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh tiếp tục được quy định như sau:
Bên mua phải trình bày các thông tin để người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá được bản chất và ảnh hưởng về tài chính phát sinh từ việc hợp nhất kinh doanh đến:
- Trong kỳ;
- Sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm nhưng trước ngày phát hành báo cáo tài chính.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh (Phần 15) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Bên mua phải trình bày thông tin sau cho từng giao dịch hợp nhất kinh doanh diễn ra trong kỳ:
- Tên và diễn giải liên quan đến các bên tham gia hợp nhất kinh doanh;
- Ngày mua;
- Tỷ lệ phần trăm (%) công cụ vốn có quyền biểu quyết được mua;
- Chi phí liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh. Khi công cụ vốn được phát hành hoặc có thể được phát hành và các công cụ này được cấu thành là một bộ phận của giá phí hợp nhất kinh doanh, cần trình bày các thông tin sau:
+ Số lượng công cụ vốn được phát hành hoặc có thể được phát hành;
+ Giá trị hợp lý của các công cụ vốn trên và cơ sở xác định giá trị hợp lý đó. Nếu không có giá phát hành tại thời điểm giao dịch thì sẽ trình bày các giả định chủ yếu được sử dụng để xác định giá trị hợp lý. Nếu có giá phát hành vào thời điểm giao dịch nhưng không được sử dụng là cơ sở để xác định giá phí hợp nhất kinh doanh thì phải trình bày lý do không sử dụng giá phát hành, phương pháp và các giả định chủ yếu sử dụng dùng để xác định giá trị hợp lý cho công cụ vốn; và các khoản chênh lệch tích luỹ giữa giá trị và giá phát hành công cụ vốn;
- Chi tiết của bất kỳ hoạt động nào được doanh nghiệp quyết định thanh lý sau hợp nhất kinh doanh;
- Giá trị được ghi nhận tại ngày mua cho từng loại tài sản, nợ phải trả và nợ tiềm tàng của bên bị mua, trừ khi không thể xác định được thì giá trị còn lại của từng loại tài sản, nợ phải trả và nợ tiềm tàng đó được xác định theo quy định của các Chuẩn mực kế toán có liên quan ngay trước khi diễn ra hợp nhất kinh doanh. Nếu không trình bày được thì phải nêu rõ lý do.
- Khoản vượt trội được ghi nhận vào lãi hoặc lỗ phù hợp với quy định tại Mục 2.11.1 Phần 12 của bài viết và các khoản mục tương đương trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của bên mua.
- Diễn giải các yếu tố cấu thành giá phí là kết quả của việc ghi nhận lợi thế thương mại - diễn giải từng tài sản cố định vô hình chưa được ghi nhận tách riêng khỏi lợi thế thương mại và giải thích lý do giá trị hợp lý của tài sản cố định vô hình không được tính toán một cách đáng tin cậy, hoặc diễn giải về tính chất của khoản vượt trội được ghi vào lỗ hoặc lãi theo quy định tại Mục 2.11.1 Phần 12 của bài viết.
- Khoản lỗ hay lãi của bên bị mua phát sinh từ ngày mua bao gồm lỗ hay lãi của bên mua trong kỳ, nếu không xác định được thì phải nêu rõ lý do.
Thông tin theo yêu cầu của Mục 2.16.2 bài viết này sẽ được trình bày một cách tổng thể đối với các hoạt động hợp nhất kinh doanh phát sinh trong kỳ báo cáo mà không có ảnh hưởng trọng yếu một cách riêng rẽ.
Nếu việc kế toán ban đầu cho giao dịch hợp nhất kinh doanh phát sinh trong kỳ được xác định tạm thời theo quy định trong mục (ii) Mục 2.13 Phần 13 của bài viết, thì phải trình bày và giải thích.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh (Phần 16)