PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 04 - Tài sản cố định vô hình qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 04 - Tài sản cố định vô hình (Phần 6)
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 04 - Tài sản cố định vô hình (Phần 5)
Căn cứ vào Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chuẩn mực số 04 ban hành kèm theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 quy định hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 04 – Tài sản cố định vô hình áp dụng trong doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
- Chi phí liên quan đến tài sản cố định vô hình phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau thì được tính vào nguyên giá tài sản cố định vô hình:
+ Chi phí này có khả năng làm cho tài sản cố định vô hình tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu.
+ Chi phí được đánh giá một cách chắc chắn và gắn liền với một tài sản cố định vô hình cụ thể.
- Chi phí liên quan đến tài sản cố định vô hình phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi các chi phí này gắn liền với một tài sản cố định vô hình cụ thể và làm tăng lợi ích kinh tế từ các tài sản này.
- Chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự về bản chất (kể cả trường hợp mua từ bên ngoài hoặc tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp) luôn được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 04 - Tài sản cố định vô hình (Phần 7)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, tài sản cố định vô hình được xác định theo nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại.
- Giá trị phải khấu hao của tài sản cố định vô hình được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích ước tính hợp lý của nó. Thời gian tính khấu hao của tài sản cố định vô hình tối đa là 20 năm. Việc trích khấu hao được bắt đầu từ khi đưa tài sản cố định vô hình vào sử dụng.
- Khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định vô hình làm căn cứ tính khấu hao cần phải xem xét các yếu tố sau:
+ Khả năng sử dụng dự tính của tài sản.
+ Vòng đời của sản phẩm và các thông tin chung về các ước tính liên quan đến thời gian sử dụng hữu ích của các loại tài sản giống nhau được sử dụng trong điều kiện tương tự.
+ Sự lạc hậu về kỹ thuật, công nghệ.
+ Tính ổn định của ngành sử dụng tài sản đó và sự thay đổi về nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm hoặc việc cung cấp dịch vụ mà tài sản đó đem lại.
+ Hoạt động dự tính của các đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm tàng.
+ Mức chi phí cần thiết để duy trì, bảo dưỡng.
+ Thời gian kiểm soát tài sản, những hạn chế về mặt pháp lý và những hạn chế khác về quá trình sử dụng tài sản.
+ Sự phụ thuộc thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định vô hình với các tài sản khác trong doanh nghiệp.
- Phần mềm máy vi tính và các tài sản cố định vô hình khác có thể nhanh chóng bị lạc hậu về kỹ thuật thì thời gian sử dụng hữu ích của các tài sản này thường là ngắn hơn.
- Trong một số trường hợp, thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định vô hình có thể vượt quá 20 năm khi có những bằng chứng tin cậy, nhưng phải xác định được cụ thể. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải:
+ Khấu hao tài sản cố định vô hình theo thời gian sử dụng hữu ích ước tính chính xác nhất; và
+ Trình bày các lý do ước tính thời gian sử dụng hữu ích của tài sản trên báo cáo tài chính.
- Nếu việc kiểm soát đối với các lợi ích kinh tế trong tương lai từ tài sản cố định vô hình đạt được bằng quyền pháp lý được cấp trong một khoảng thời gian xác định thì thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định vô hình không vượt quá thời gian có hiệu lực của quyền pháp lý, trừ khi quyền pháp lý được gia hạn.
- Các nhân tố kinh tế và pháp lý ảnh hưởng đến thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định vô hình, gồm:
+ Các nhân tố kinh tế quyết định khoảng thời gian thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
+ Các nhân tố pháp lý giới hạn khoảng thời gian doanh nghiệp kiểm soát được lợi ích kinh tế này.
Thời gian sử dụng hữu ích là thời gian ngắn hơn trong số các khoảng thời gian trên.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 04 - Tài sản cố định vô hình (Phần 8)