PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 04 - Tài sản cố định vô hình qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 04 - Tài sản cố định vô hình (Phần 5)
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 04 - Tài sản cố định vô hình (Phần 4)
Căn cứ vào Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chuẩn mực số 04 ban hành kèm theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 quy định hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 04 – Tài sản cố định vô hình áp dụng trong doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
- Tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp được đánh giá ban đầu theo nguyên giá là toàn bộ chi phí phát sinh từ thời điểm mà tài sản vô hình đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình quy định trong các đoạn 16, 17 và 40 của Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chuẩn mực số 04 ban hành kèm theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 đến khi tài sản cố định vô hình được đưa vào sử dụng. Các chi phí phát sinh trước thời điểm này phải tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
- Nguyên giá tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp bao gồm tất cả các chi phí liên quan trực tiếp hoặc được phân bổ theo tiêu thức hợp lý và nhất quán từ các khâu thiết kế, xây dựng, sản xuất thử nghiệm đến chuẩn bị đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.
Nguyên giá tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp bao gồm:
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu hoặc dịch vụ đã sử dụng trong việc tạo ra tài sản cố định vô hình.
+ Tiền lương, tiền công và các chi phí khác liên quan đến việc thuê nhân viên trực tiếp tham gia vào việc tạo ra tài sản đó.
+ Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc tạo ra tài sản, như chi phí đăng ký quyền pháp lý, khấu hao bằng sáng chế phát minh và giấy phép được sử dụng để tạo ra tài sản đó.
+ Chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tiêu thức hợp lý và nhất quán vào tài sản.
Ví dụ: phân bổ khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị, phí bảo hiểm, tiền thuê nhà xưởng, thiết bị.
- Các chi phí sau đây không được tính vào nguyên giá tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp:
+ Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chí phí sản xuất chung không liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng.
+ Các chi phí không hợp lý như: nguyên liệu, vật liệu lãng phí, chi phí lao động, các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường.
+ Chi phí đào tạo nhân viên để vận hành tài sản.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 04 - Tài sản cố định vô hình (Phần 6)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Chi phí liên quan đến tài sản vô hình phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc chi phí trả trước, trừ trường hợp:
+ Chi phí hình thành một phần nguyên giá tài sản cố định vô hình và thỏa mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình (quy định từ đoạn 16 đến đoạn 44 của Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chuẩn mực số 04 ban hành kèm theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001).
+ Tài sản vô hình hình thành trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại nhưng không đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận là tài sản cố định vô hình thì những chi phí đó (nằm trong chi phí mua tài sản) hình thành một bộ phận của lợi thế thương mại (kể cả trường hợp lợi thế thương mại có giá trị âm) vào ngày quyết định sáp nhập doanh nghiệp.
- Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp nhưng không được ghi nhận là tài sản cố định vô hình thì được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ các chi phí được quy định trong đoạn 48 của Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chuẩn mực số 04 ban hành kèm theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001.
- Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp gồm chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên và chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm.
- Chi phí liên quan đến tài sản vô hình đã được doanh nghiệp ghi nhận là chi phí để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ trước đó thì không được tái ghi nhận vào nguyên giá tài sản cố định vô hình.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 04 - Tài sản cố định vô hình (Phần 7)