PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 04 - Tài sản cố định vô hình qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 04 - Tài sản cố định vô hình (Phần 4)
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 04 - Tài sản cố định vô hình (Phần 3)
Căn cứ vào Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chuẩn mực số 04 ban hành kèm theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 quy định hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 04 – Tài sản cố định vô hình áp dụng trong doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
- Để đánh giá một tài sản vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp được ghi nhận vào ngày phát sinh nghiệp vụ đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình, doanh nghiệp phải phân chia quá trình hình thành tài sản theo:
+ Giai đoạn nghiên cứu; và
+ Giai đoạn triển khai.
- Nếu doanh nghiệp không thể phân biệt giai đoạn nghiên cứu với giai đoạn triển khai của một dự án nội bộ để tạo ra tài sản cố định vô hình, doanh nghiệp phải hạch toán vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến dự án đó.
- Toàn bộ chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu không được ghi nhận là tài sản cố định vô hình mà được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
- Ví dụ về các hoạt động trong giai đoạn nghiên cứu:
+ Các hoạt động nghiên cứu, phát triển tri thức mới và hoạt động tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn các phương án cuối cùng.
+ Việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu, hoặc các tri thức khác.
+ Việc tìm kiếm các phương pháp thay thế đối với các vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, quy trình, dịch vụ.
+ Công thức, thiết kế, đánh giá và lựa chọn cuối cùng các phương pháp thay thế đối với các vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, quy trình, hệ thống, dịch vụ mới hoặc cải tiến hơn.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 04 - Tài sản cố định vô hình (Phần 5)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Tài sản vô hình tạo ra trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là tài sản cố định vô hình nếu thỏa mãn được bảy (7) điều kiện sau:
+ Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán.
+ Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán.
+ Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó.
+ Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai.
+ Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó.
+ Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó.
+ Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.
- Ví dụ về các hoạt động triển khai:
+ Thiết kế, xây dựng và thử nghiệm các vật mẫu hoặc kiểu mẫu trước khi đưa vào sản xuất hoặc sử dụng.
+ Thiết kế các dụng cụ, khuôn mẫu, khuôn dẫn và khuôn dập liên quan đến công nghệ mới.
+ Thiết kế, xây dựng và vận hành xưởng thử nghiệm không có tính khả thi về mặt kinh tế cho hoạt động sản xuất mang tính thương mại.
+ Thiết kế, xây dựng và sản xuất thử nghiệm một phương pháp thay thế các vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, quy trình, hệ thống và dịch vụ mới hoặc được cải tiến.
- Các nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là tài sản cố định vô hình.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 04 - Tài sản cố định vô hình (Phần 6)