PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 04 - Tài sản cố định vô hình qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 04 - Tài sản cố định vô hình (Phần 2)
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 04 - Tài sản cố định vô hình
Căn cứ vào Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chuẩn mực số 04 ban hành kèm theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 quy định hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 04 – Tài sản cố định vô hình. Cụ thể như sau:
(i) Một tài sản vô hình được ghi nhận là tài sản cố định vô hình phải thỏa mãn đồng thời:
- Định nghĩa về tài sản cố định vô hình; và
- Bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau:
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại.
+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
+ Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm.
+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
(ii) Doanh nghiệp phải xác định được mức độ chắc chắn khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai bằng việc sử dụng các giả định hợp lý và có cơ sở về các điều kiện kinh tế tồn tại trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.
(iii) Tài sản cố định vô hình phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 04 - Tài sản cố định vô hình (Phần 3)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Nguyên giá tài sản cố định vô hình mua riêng biệt, bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.
- Trường hợp quyền sử dụng đất được mua cùng với mua nhà cửa, vật kiến trúc trên đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là tài sản cố định vô hình.
- Trường hợp tài sản cố định vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá của tài sản cố định vô hình được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá tài sản cố định vô hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán "Chi phí đi vay".
- Nếu tài sản cố định vô hình hình thành từ việc trao đổi thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị, nguyên giá tài sản cố định vô hình là giá trị hợp lý của các chứng từ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn.
- Nguyên giá tài sản cố định vô hình hình thành trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại là giá trị hợp lý của tài sản đó vào ngày mua (ngày sáp nhập doanh nghiệp).
- Doanh nghiệp phải xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình một cách đáng tin cậy để ghi nhận tài sản đó một cách riêng biệt.
Giá trị hợp lý có thể là:
+ Giá niêm yết tại thị trường hoạt động.
+ Giá của nghiệp vụ mua bán tài sản cố định vô hình tương tự.
- Nếu không có thị trường hoạt động cho tài sản thì nguyên giá của tài sản cố định vô hình được xác định bằng khoản tiền mà doanh nghiệp lẽ ra phải trả vào ngày mua tài sản trong điều kiện nghiệp vụ đó được thực hiện trên cơ sở khách quan dựa trên các thông tin tin cậy hiện có. Trường hợp này doanh nghiệp cần cân nhắc kết quả của các nghiệp vụ đó trong mối quan hệ tương quan với các tài sản tương tự.
- Khi sáp nhập doanh nghiệp, tài sản cố định vô hình được ghi nhận như sau:
+ Bên mua tài sản ghi nhận là tài sản cố định vô hình nếu tài sản đó đáp ứng được định nghĩa về tài sản cố định vô hình và tiêu chuẩn ghi nhận quy định trong đoạn 16, 17 của Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chuẩn mực số 04 ban hành kèm theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, kể cả trường hợp tài sản cố định vô hình đó không được ghi nhận trong báo cáo tài chính của bên bán tài sản.
+ Nếu tài sản cố định vô hình được mua thông qua việc sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại, nhưng không thể xác định được nguyên giá một cách đáng tin cậy thì tài sản đó không được ghi nhận là một tài sản cố định vô hình riêng biệt, mà được hạch toán vào lợi thế thương mại (theo quy định tại đoạn 46 của Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chuẩn mực số 04 ban hành kèm theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001).
- Khi không có thị trường hoạt động cho tài sản cố định vô hình được mua thông qua việc sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại, thì nguyên giá tài sản cố định vô hình là giá trị mà tại đó nó không tạo ra lợi thế thương mại có giá trị âm phát sinh vào ngày sáp nhập doanh nghiệp.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 04 - Tài sản cố định vô hình (Phần 4)