PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn tài khoản 635 (chi phí tài chính) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn tài khoản 635 (chi phí tài chính) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho (Phần 4)
Theo quy định tại khoản 3 Điều 90 Thông tư 200/2014/TT-BTC, phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu đối với tài khoản 635 như sau:
Khi phát sinh chi phí liên quan đến hoạt động bán chứng khoán, cho vay vốn, mua bán ngoại tệ..., ghi:
Nợ tài khoản 635 - Chi phí tài chính.
Có các tài khoản 111, 112, 141,...
Khi bán chứng khoán kinh doanh, thanh lý nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết phát sinh lỗ, ghi:
Nợ các tài khoản 111, 112,... (giá bán tính theo giá trị hợp lý của tài sản nhận được).
Nợ tài khoản 635 - Chi phí tài chính (lỗ).
Có các tài khoản 121, 221, 222, 228 (giá trị ghi sổ).
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 635 (chi phí tài chính) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 2)
(Ảnh minh họa – Hình từ Internet)
Khi nhận lại vốn góp vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết mà giá trị hợp lý tài sản được chia nhỏ hơn giá trị vốn góp, ghi:
Nợ các tài khoản 111, 112, 152, 156, 211,...(giá trị hợp lý tài sản được chia).
Nợ tài khoản 635 - Chi phí tài chính (số lỗ).
Có các tài khoản 221, 222.
Trường hợp doanh nghiệp bán khoản đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp khác dưới hình thức hoán đổi cổ phiếu, doanh nghiệp phải xác định giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về tại thời điểm trao đổi. Phần chênh lệch (nếu có) giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về nhỏ hơn giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi được kế toán là chi phí tài chính, ghi:
Nợ các tài khoản 121, 221, 222, 228 (giá trị ghi sổ cổ phiếu nhận về).
Nợ tài khoản 635 - Chi phí tài chính (phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về thấp hơn giá trị ghi sổ của cổ
phiếu mang đi trao đổi).
Có các tài khoản 121, 221, 222, 228 (giá trị hợp lý cổ phiếu mang trao đổi).
Kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác khi lập Báo cáo tài chính:
- Trường hợp số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Nợ tài khoản 635 - Chi phí tài chính.
Có tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2291, 2292).
- Trường hợp số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:
Nợ tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2291, 2292).
Có tài khoản 635 - Chi phí tài chính.
Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hoá, dịch vụ được hưởng do thanh toán trước hạn phải thanh toán theo thỏa thuận khi mua, bán hàng, ghi:
Nợ tài khoản 635 - Chi phí tài chính.
Có các tài khoản 131, 111, 112,...
Chi phí liên quan trực tiếp đến khoản vay (ngoài lãi vay phải trả), như chi phí kiểm toán, thẩm định hồ sơ vay vốn..., nếu được tính vào chi phí tài chính:
- Đối với khoản vay dưới hình thức phát hành trái phiếu, ghi:
Nợ các tài khoản 635 - Chi phí tài chính.
Có tài khoản 343 - Trái phiếu phát hành (3431, 3432).
- Đối với khoản vay dưới hình thức vay theo hợp đồng, khế ước thông thường, ghi:
Nợ tài khoản 635 - Chi phí tài chính.
Có các tài khoản 111, 112.
Trường hợp đơn vị phải thanh toán định kỳ lãi tiền vay, lãi trái phiếu cho bên cho vay, ghi:
Nợ tài khoản 635 - Chi phí tài chính.
Có các tài khoản 111, 112,...
Trường hợp đơn vị trả trước lãi tiền vay, lãi trái phiếu cho bên cho vay, ghi:
Nợ tài khoản 242 - Chi phí trả trước (nếu trả trước lãi tiền vay).
Có các tài khoản 111, 112,...
Định kỳ, khi phân bổ lãi tiền vay, lãi trái phiếu theo số phải trả từng kỳ vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ tài khoản 635 - Chi phí tài chính.
Có tài khoản 242 - Chi phí trả trước.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn tài khoản 635 (chi phí tài chính) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 3).