PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục cập nhật hướng dẫn tài khoản 229 (dự phòng tổn thất tài sản) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau:
>> Nguyên tắc kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 6)
>> Nguyên tắc kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 5)
Căn cứ khoản 3 Điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC, phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu đối với tài khoản 229 (dự phòng tổn thất tài sản) được quy định cụ thể như sau:
Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ vào biến động giá trị thị trường của các khoản chứng khoán kinh doanh, nếu số phải lập kỳ này lớn hơn số đã lập từ kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Nợ tài khoản 635 - Chi phí tài chính
Có tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2291).
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 229 (dự phòng tổn thất tài sản) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 4)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ vào biến động giá trị thị trường của các khoản chứng khoán kinh doanh, nếu số phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập từ kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:
Nợ tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2291)
Có tài khoản 635 - Chi phí tài chính.
Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh trước khi doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh sau khi bù đắp tổn thất, nếu còn được hạch toán tăng vốn nhà nước, ghi:
Nợ tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2291)
Nợ tài khoản 635 - Chi phí tài chính (số chưa được dự phòng)
Có tài khoản 121 - Chứng khoán kinh doanh (số được ghi giảm khi xác định giá trị doanh nghiệp)
Có tài khoản 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (số dự phòng đã lập cao hơn số tổn thất).
Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số phải lập kỳ này lớn hơn số đã lập từ kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Nợ tài khoản 635 - Chi phí tài chính
Có tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2292).
Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập từ kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:
Nợ tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2292)
Có tài khoản 635 - Chi phí tài chính.
Khi tổn thất thực sự xảy ra, các khoản đầu tư thực sự không có khả năng thu hồi hoặc thu hồi thấp hơn giá gốc ban đầu, doanh nghiệp có quyết định dùng khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn đã lập để bù đắp tổn thất khoản đầu tư dài hạn, ghi:
Nợ các tài khoản 111, 112,... (nếu có)
Nợ tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2292) (số đã lập dự phòng)
Nợ tài khoản 635 - Chi phí tài chính (số chưa lập dự phòng)
Có các tài khoản 221, 222, 228 (giá gốc khoản đầu tư bị tổn thất).
Khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn sau khi bù đắp tổn thất, nếu còn được hạch toán tăng vốn Nhà nước, khi doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, ghi:
Nợ tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2292)
Có tài khoản 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn tài khoản 229 (dự phòng tổn thất tài sản) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 5)