PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục cập nhật hướng dẫn tài khoản 229 (dự phòng tổn thất tài sản) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau:
>> Nguyên tắc kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 7)
>> Hướng dẫn tài khoản 229 (dự phòng tổn thất tài sản) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 4)
Căn cứ khoản 3 Điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC, bài viết tiếp tục cập nhật phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu đối với tài khoản 229 (dự phòng tổn thất tài sản) được quy định cụ thể như sau:
- Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Nợ tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293).
- Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:
Nợ tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293)
Có tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không thể thu hồi được, kế toán thực hiện xoá nợ theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ, ghi:
Nợ các tài khoản 111, 112, 331, 334....(phần tổ chức cá nhân phải bồi thường)
Nợ tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (phần đã lập dự phòng)
Nợ tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần được tính vào chi phí)
Có các tài khoản 131, 138, 128, 244...
- Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:
Nợ các tài khoản 111, 112,....
Có tài khoản 711 - Thu nhập khác.
- Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thoả thuận, tuỳ từng trường hợp thực tế, kế toán ghi nhận như sau:
+ Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa lập dự phòng phải thu khó đòi, ghi:
Nợ các tài khoản 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)
Nợ tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)
Có các tài khoản 131, 138,128, 244...
+ Trường hợp khoản phải thu quá hạn đã lập dự phòng phải thu khó đòi nhưng số đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ thì số tổn thất còn lại được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ các tài khoản 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)
Nợ tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (số đã lập dự phòng)
Nợ tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)
Có các tài khoản 131, 138,128, 244...
- Kế toán xử lý các khoản dự phòng phải thu khó đòi trước khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phòng phải thu khó đòi sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn Nhà nước, ghi:
Nợ tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293)
Có tài khoản 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 229 (dự phòng tổn thất tài sản) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 5)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Nợ tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán
Có tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2294).
- Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:
Nợ tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2294)
Có tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán.
- Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi:
Nợ tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (số được bù đắp bằng dự phòng)
Nợ tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán (nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng)
Có các tài khoản 152, 153, 155, 156.
- Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trước khi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn nhà nước, ghi:
Nợ tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2294)
Có tài khoản 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Click >> VÀO ĐÂY để quay lại từ đầu