PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn tài khoản 211 (tài sản cố định hữu hình) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn tài khoản 211 (tài sản cố định hữu hình) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 6)
>> Hướng dẫn tài khoản 211 (tài sản cố định hữu hình) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 5)
Tại phần 5 và phần 6 của bài viết đã trình bày phương pháp kế toán tăng tài sản cố định hữu hình đối với 07 giao dịch kinh tế chủ yếu của Tài khoản 211 theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC, sau đây là các phương pháp kế toán tăng tài sản cố định hữu hình đối với giao dịch kinh tế chủ yếu tiếp theo:
Trường hợp tài sản cố định hữu hình tăng do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành: Trường hợp công trình hoặc hạng mục công trình xây dựng cơ bản hoàn thành đã bàn giao đưa vào sử dụng, nhưng chưa được duyệt quyết toán vốn đầu tư, thì doanh nghiệp căn cứ vào chi phí đầu tư xây dựng cơ bản thực tế, tạm tính nguyên giá để hạch toán tăng, giảm tài sản cố định (để có cơ sở tính và trích khấu hao tài sản cố định đưa vào sử dụng). Sau khi quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản được duyệt, nếu có chênh lệch so với giá trị tài sản cố định đã tạm tính thì kế toán thực hiện điều chỉnh tăng, giảm số chênh lệch.
- Trường hợp quá trình đầu tư xây dựng cơ bản được hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của doanh nghiệp:
+ Khi công tác xây dựng cơ bản hoàn thành nghiệm thu, bàn giao đưa tài sản vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi nhận tài sản cố định, ghi:
Nợ Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá).
Có Tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dở dang.
+ Nếu tài sản hình thành qua đầu tư không thoả mãn các tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình theo quy định của chuẩn mực kế toán tài sản cố định hữu hình, ghi:
Nợ các Tài khoản 152, 153 (nếu là vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho).
Có Tài khoản 241 - xây dựng cơ bản dở dang.
- Trường hợp quá trình đầu tư xây dựng cơ bản không hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của doanh nghiệp (doanh nghiệp chủ đầu tư có Ban quản lý dự án tổ chức kế toán riêng để theo dõi quá trình đầu tư xây dựng cơ bản): Khi nhận bàn giao công trình, chủ đầu tư, ghi:
Nợ các Tài khoản 111, 112, 152, 153, 211, 213.
Có Tài khoản 136 - Phải thu nội bộ.
Có các Tài khoản 331, 333, … (nhận nợ phải trả nếu có).
- Nếu tài sản cố định được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, khi quyết toán được duyệt có quyết định của cơ quan có thẩm quyền phải ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:
Nợ Tài khoản 441 - Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Có Tài khoản 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
- Trường hợp sau khi quyết toán, nếu có chênh lệch giữa giá quyết toán và giá tạm tính, kế toán điều chỉnh nguyên giá tài sản cố định, ghi:
+ Trường hợp điều chỉnh giảm nguyên giá, ghi:
Nợ Tài khoản 138 - Phải thu khác (số phải thu hồi không được quyết toán).
Có Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình.
+ Trường hợp điều chỉnh tăng nguyên giá tài sản cố định, ghi:
Nợ các Tài khoản 211, 213, 217, 1557.
Có các Tài khoản liên quan.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 7)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Tài sản cố định nhận được do điều động nội bộ Tổng công ty (không phải thanh toán tiền), ghi:
Nợ Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá).
Có Tài khoản 214 - Hao mòn Tài sản cố định (giá trị hao mòn).
Có các Tài khoản 336, 411 (giá trị còn lại).
Trường hợp dùng kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án để đầu tư, mua sắm tài sản cố định, khi tài sản cố định mua sắm, đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, ghi:
Nợ Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình.
Có các Tài khoản 111, 112.
Có Tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dở dang.
Có Tài khoản 331 - Phải trả cho người bán.
Có Tài khoản 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612).
Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành tài khoản cố định:
Nợ Tài khoản 161 - Chi sự nghiệp (1612).
Có Tài khoản 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định.
Nếu rút dự toán mua tài sản cố định, doanh nghiệp chủ động theo dõi và ghi chép trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính.
Trường hợp đầu tư, mua sắm tài sản cố định bằng quỹ phúc lợi, khi hoàn thành đưa vào sử dụng cho hoạt động văn hóa, phúc lợi, ghi:
Nợ Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình (tổng giá thanh toán).
Có các Tài khoản 111, 112, 331, 3411,...
- Đồng thời, ghi:
Nợ Tài khoản 3532 - Quỹ phúc lợi.
Có Tài khoản 3533 - Quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố định.
- Khi phát sinh chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản cố định hữu hình sau khi ghi nhận ban đầu, ghi:
Nợ Tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dở dang.
Nợ Tài khoản 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (1332).
Có các Tài khoản 112, 152, 331, 334,...
- Khi công việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản cố định hoàn thành đưa vào sử dụng:
+ Nếu thoả mãn các điều kiện được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định hữu hình:
Nợ Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình.
Có Tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dở dang.
+ Nếu không thoả mãn các điều kiện ghi tăng nguyên giá tài sản cố định hữu hình:
Nợ các Tài khoản 623, 627, 641, 642 (nếu giá trị nhỏ).
Nợ Tài khoản 242 - Chi phí trả trước (nếu giá trị lớn phải phân bổ dần).
Có Tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dở dang.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn tài khoản 211 (tài sản cố định hữu hình) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 8).