Kết cấu, nội dung phản ánh của tài khoản 158 (hàng hóa kho bảo thuế) được pháp luật hiện hành quy định như thế nào? – Anh Tú (Lâm Đồng).
>> Hướng dẫn tài khoản 152 (nguyên liệu, vật liệu) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 5)
>> Hướng dẫn tài khoản 152 (nguyên liệu, vật liệu) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 4)
Theo khoản 1 Điều 31 Thông tư 200/2014/TT-BTC, nguyên tắc kế toán 158 (hàng hóa kho bảo thuế) quy định như sau:
- Tài khoản này dùng để phản ánh sự biến động tăng, giảm và số hiện có của hàng hoá đưa vào Kho bảo thuế. Kho bảo thuế chỉ áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, được áp dụng chế độ quản lý hải quan đặc biệt, theo đó nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp được đưa vào lưu giữ tại Kho bảo thuế chưa phải tính và nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế liên quan khác.
- Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và sản phẩm lưu giữ tại Kho bảo thuế chỉ bao gồm nguyên liệu, vật tư dùng để cung ứng cho sản xuất và sản phẩm sản xuất ra của chính doanh nghiệp đó.
- Doanh nghiệp phải mở sổ chi tiết để phản ánh số lượng và giá trị của từng thứ nguyên liệu, vật tư và hàng hoá theo từng lần nhập, xuất kho.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 158 (hàng hóa kho bảo thuế) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Thông tư 200/2014/TT-BTC, kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 158 (hàng hóa kho bảo thuế) cụ thể như sau:
- Bên Nợ: Trị giá nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm, hàng hoá nhập Kho bảo thuế trong kỳ.
- Bên Có: Trị giá nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm, hàng hoá xuất Kho bảo thuế trong kỳ.
- Số dư bên Nợ: Trị giá nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm, hàng hoá còn lại cuối kỳ tại Kho bảo thuế.
Căn cứ tại khoản 3 Điều 31 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu đối với tài khoản 158 như sau:
Khi nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu, hoặc gia công hàng xuất khẩu nếu được đưa vào Kho bảo thuế thì doanh nghiệp chưa phải nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, ghi:
Nợ tài khoản 158 - Hàng hoá Kho bảo thuế
Có tài khoản 331 - Phải trả cho người bán.
Khi xuất nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu ở Kho bảo thuế ra để sản xuất sản phẩm, hoặc gia công hàng xuất khẩu, ghi:
Nợ tài khoản 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Có tài khoản 158 - Hàng hoá kho bảo thuế.
Khi xuất kho thành phẩm hoặc hàng hoá xuất khẩu, hàng gia công xuất khẩu đưa vào Kho bảo thuế (nếu có), ghi:
Nợ tài khoản 158 - Hàng hoá kho bảo thuế
Có các tài khoản 156, 155,...
- Phản ánh giá vốn của hàng hoá xuất khẩu thuộc Kho bảo thuế, ghi:
Nợ tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán
Có tài khoản 158 - Hàng hoá Kho bảo thuế.
- Phản ánh doanh thu của hàng hoá xuất khẩu thuộc Kho bảo thuế, ghi:
Nợ các tài khoản 111, 112, 131,...
Có tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Nếu tỷ lệ xuất khẩu thấp hơn tỷ lệ được bảo thuế tại doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu (nếu có) cho phần chênh lệch giữa số lượng sản phẩm phải xuất khẩu và số lượng sản phẩm thực tế xuất khẩu doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu (nếu có):
- Khi xác định thuế nhập khẩu phải nộp (nếu có), ghi:
Nợ tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán
Có tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3333).
- Khi xác định thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp (nếu có), ghi:
Nợ tài khoản 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (1331)
Có tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33312).
- Khi thực nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu (nếu có), ghi:
Nợ tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3333, 33312)
Có các tài khoản 111, 112,....
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn tài khoản 158 (hàng hóa kho bảo thuế) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 2)