PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục cập nhật hướng dẫn tài khoản 152 (nguyên liệu, vật liệu) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau:
>> Hướng dẫn tài khoản 152 (nguyên liệu, vật liệu) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 4)
>> Hướng dẫn tài khoản 152 (nguyên liệu, vật liệu) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 3)
Căn cứ khoản Điều 25 Thông tư 200/2014/TT-BTC (được bổ sung tại Điều 9 Thông tư 177/2015/TT-BTC), bài viết này tiếp tục đề cập đến phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu đối với tài khoản 152 (nguyên liệu, vật liệu). Cụ thể như sau:
Đầu kỳ, kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ, ghi:
Nợ tài khoản 611 - Mua hàng
Có tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 152 (nguyên liệu, vật liệu) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 5)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định giá trị nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ, ghi:
Nợ tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có tài khoản 611 - Mua hàng.
Khi mua nguyên liệu, vật liệu về nhập kho, căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu nhập kho:
Nợ tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu (tổng giá thanh toán)
Có các tài khoản 111, 112, 141, 331,... (tổng giá thanh toán).
Các chi phí về thu mua, bốc xếp, vận chuyển nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về kho đơn vị, ghi:
Nợ tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có các tài khoản 111, 112, 141, 331,...
Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu sử dụng vào hoạt động bảo hiểm tiền gửi của đơn vị, ghi:
Nợ tài khoản 631 - Chi hoạt động bảo hiểm tiền gửi
Có tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu.
Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu sử dụng vào hoạt động quản lý của đơn vị, ghi:
Nợ tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu.
Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu sử dụng vào hoạt động của dự án, ghi:
Nợ tài khoản 161 - Chi dự án
Có tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu.
Xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sửa chữa lớn tài sản cố định, ghi:
Nợ tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dở dang
Có tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu.
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 200/2014/TT-BTC, lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán 2015, để xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
- Đơn vị tiền tệ trong kế toán là đơn vị tiền tệ:
+ Được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ và thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán; và
+ Được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó.
- Các yếu tố sau đây cũng được xem xét và cung cấp bằng chứng về đơn vị tiền tệ trong kế toán của đơn vị:
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn lực tài chính (như phát hành cổ phiếu, trái phiếu).
+ Đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ các hoạt động kinh doanh và được tích trữ lại.
- Đơn vị tiền tệ trong kế toán phản ánh các giao dịch, sự kiện, điều kiện liên quan đến hoạt động của đơn vị. Sau khi xác định được đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đơn vị không được thay đổi trừ khi có sự thay đổi trọng yếu trong các giao dịch, sự kiện và điều kiện đó.
Click >> VÀO ĐÂY để quay lại từ đầu.