PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục cập nhật hướng dẫn tài khoản 152 (nguyên liệu, vật liệu) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau:
>> Hướng dẫn tài khoản 152 (nguyên liệu, vật liệu) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
>> Hướng dẫn tài khoản 155 (thành phẩm) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 5)
Căn cứ khoản Điều 25 Thông tư 200/2014/TT-BTC (được bổ sung tại Điều 9 Thông tư 177/2015/TT-BTC), PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục cập nhật quy định về nguyên tắc kế toán, kết cấu, nội dung phản ánh và phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu của tài khoản 152 áp dụng trong doanh nghiệp như sau:
Bài viết này tiếp tục đề cập đến các nguyên tắc kế toán của tài khoản 152 (nguyên liệu, vật liệu). Cụ thể như sau:
Kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, thứ nguyên liệu, vật liệu. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán trong kế toán chi tiết nhập, xuất nguyên liệu, vật liệu, thì cuối kỳ kế toán phải tính hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của nguyên liệu, vật liệu để tính giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trong kỳ theo công thức:
Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của nguyên vật liệu |
= |
Giá thực tế của nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ |
+ |
Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ |
Giá hạch toán của nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ |
+ |
Giá hạch toán của nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ |
Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ |
= |
Giá hạch toán của nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ |
x |
Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của nguyên vật liệu |
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 152 (nguyên liệu, vật liệu) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 2)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Không phản ánh vào tài khoản này đối với nguyên vật liệu không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp như nguyên vật liệu nhận giữ hộ, nguyên vật liệu nhận để gia công, nguyên vật liệu nhận từ bên giao ủy thác xuất-nhập khẩu...
- Bên Nợ:
+ Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn khác.
+ Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê.
+ Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
- Bên Có:
+ Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến, hoặc đưa đi góp vốn.
+ Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua.
+ Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng.
+ Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê.
+ Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
- Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ.
Khi mua nguyên liệu, vật liệu về nhập kho, căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu nhập kho:
- Nếu thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu (giá mua chưa có thuế giá trị gia tăng)
Nợ tài khoản 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (1331)
Có các tài khoản 111, 112, 141, 331,... (tổng giá thanh toán).
- Nếu thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ thì giá trị nguyên vật liệu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
Kế toán nguyên vật liệu trả lại cho người bán, khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán nhận được khi mua nguyên vật liệu:
- Trường hợp trả lại nguyên vật liệu cho người bán, ghi:
Nợ tài khoản 331 - Phải trả cho người bán
Có tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có tài khoản 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
- Trường hợp khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán nhận được sau khi mua nguyên, vật liệu (kể cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế về bản chất làm giảm giá trị bên mua phải thanh toán) thì kế toán phải căn cứ vào tình hình biến động của nguyên vật liệu để phân bổ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng dựa trên số nguyên vật liệu còn tồn kho, số đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm hoặc cho hoạt động đầu tư xây dựng hoặc đã xác định là tiêu thụ trong kỳ:
Nợ các tài khoản 111, 112, 331,....
Có tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu (nếu nguyên vật liệu còn tồn kho)
Có các tài khoản 621, 623, 627, 154 (nếu nguyên vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất)
Có tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (nếu nguyên vật liệu đã xuất dùng cho hoạt động đầu tư xây dựng)
Có tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán (nếu sản phẩm do nguyên vật liệu đó cấu thành đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ)
Có các tài khoản 641, 642 (nguyên vật liệu dùng cho hoạt động bán hàng, quản lý)
Có tài khoản 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (1331) (nếu có).
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn tài khoản 152 (nguyên liệu, vật liệu) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 3)