Đại diện theo ủy quyền là việc diễn ra rất phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Hiện nay, ủy quyền thường được thực hiện dưới hai hình thức là Hợp đồng ủy quyền hoặc Giấy ủy quyền. Thời hạn của hợp đồng ủy quyền là vấn đề có nhiều rủi ro pháp lý đi kèm.
>> Tổng hợp các văn bản QPPL về Chứng khoán đang có hiệu lực
>> Tổng hợp văn bản QPPL về Đấu thầu đang có hiệu lực
Theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 hợp đồng uỷ quyền được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa các bên. Bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Trong khi đó, pháp luật không có quy định về hình thức giấy ủy quyền.
Theo Điều 563 Bộ luật dân sự 2015, thời hạn hợp đồng ủy quyền sẽ được xác định qua 03 trường hợp:
TH1: Do các bên thoả thuận.
TH2: Do pháp luật quy định.
Ví dụ: đối với việc ủy quyền quản lý nhà ở, theo Điều 155 Luật Nhà ở 2014 có quy định:
Điều 155. Nội dung, phạm vi ủy quyền quản lý nhà ở
2. Nội dung, thời hạn ủy quyền quản lý, sử dụng nhà ở do các bên thỏa thuận và được ghi trong hợp đồng ủy quyền; nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn ủy quyền thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày ký hợp đồng ủy quyền.
…
TH3: Nếu các bên không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Đối với trường hợp này, có một vấn đề đặt ra, đó là “ngày xác lập việc ủy quyền” được xác định như thế nào? Liệu đây là ngày các bên thống nhất thỏa thuận ủy quyền, hay ngày các bên ký vào hợp đồng ủy quyền, hay ngày được cơ quan chức năng xác nhận vào hợp đồng ủy quyền đó (đối với loại hợp đồng ủy quyền phải công chứng hoặc phải tiến hành hợp pháp hóa lãnh sự theo luật định...)? Đây là dấu chấm hỏi lớn đặt ra khi mà pháp luật chưa có điều khoản nào quy định cụ thể các xác định. Do vậy, hiện nay việc áp dụng như thế nào là đúng vẫn đang còn tồn tại luồng quan điểm. Tuy nhiên, ta có thể chia ra 02 trường hợp riêng để xác định:
- Đối với hợp đồng ủy quyền không cần qua thủ tục xác nhận của cơ quan có thẩm quyền: ngày xác lập ủy quyền là ngày các bên tiến hành ký kết hợp đồng ủy quyền.
- Đối với hợp đồng ủy quyền cần qua thủ tục xác nhận của cơ quan có thẩm quyền: ngày xác lập ủy quyền là ngày cơ quan chức năng xác nhận vào hợp đồng ủy quyền sẽ đảm bảo quyền lợi hơn hết cho các bên. Bởi với những trường hợp này, hợp đồng ủy quyền mới bắt đầu có giá trị pháp lý.
Bên cạnh đó, ngoài việc thỏa thuận thời hạn kết thúc ủy quyền, hợp đồng ủy quyền sẽ đương nhiên bị chấm dứt trong các trường hợp:
- Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;
- Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
- Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
- Người đại diện không còn đủ điều kiện phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện;
- Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
Riêng đối với hợp đồng ủy quyền mà các bên đã thực hiện công chứng ở phòng công chứng văn phòng công chứng thì việc chấm dứt trước hạn phải tuân thủ các quy định tại Điều 51 Luật Công chứng 2014:
- Việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.
- Việc công chứng hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành (công chứng được thực hiện ở văn phòng nào thì việc hủy bỏ cũng được thực hiện ở văn phòng đó).
Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch. Thủ tục công chứng văn bản hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch.
Căn cứ pháp lý: