Hợp đồng mua bán điện giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải đảm bảo thực hiện theo quy định tại Nghị định 80/2024/NĐ-CP.
>> Thủ tục Chuyển đổi công ty con chưa chuyển đổi thành công ty TNHH MTV
>> Cách tra cứu lịch cúp điện hôm nay đơn giản nhất
Căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 80/2024/NĐ-CP thì tập đoàn Điện lực Việt Nam và Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo có trách nhiệm thỏa thuận và ký kết hợp đồng mua bán điện trên thị trường điện giao ngay.
Theo đó, hợp đồng mua bán điện giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải đảm bảo những Nội dung chính trong hợp đồng mua bán điện trên thị trường giao ngay theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 80/2024/NĐ-CP.
Công cụ tra cứu mã số thuế và thông tin doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Nội dung chính trong hợp đồng mua bán điện trên thị trường giao ngay |
Hợp đồng mua bán điện giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo Điều 11 Nghị định 80/2024/NĐ-CP thì giá thị trường điện giao ngay được quy định là giá thị trường điện toàn phần được hình thành theo từng chu kỳ giao dịch của thị trường điện giao ngay.
Giá thị trường điện giao ngay |
= |
Giá điện năng thị trường |
+ |
Giá công suất thị trường |
Cụ thể trong đó, giá điện năng thị trường và giá công suất thị trường được xác định theo Quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành.
(i) Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo dự báo công suất của nhà máy điện trong từng chu kỳ giao dịch của ngày tới tuân thủ quy định về dự báo năng lượng tái tạo tại Quy định hệ thống điện truyền tải và Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành và thực hiện chào giá cho toàn bộ công suất dự báo của nhà máy điện theo Quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành.
(ii) Căn cứ bản chào giá ngày tới, bản chào giá chu kỳ giao dịch tới của Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm so sánh, đối chiếu với giá trị công suất dự báo từ các nguồn dự báo độc lập khác, lập lịch huy động các nhà máy điện theo Quy định hệ thống điện truyền tải, Quy định quy trình Điều độ hệ thống điện quốc gia, Quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành và các quy định pháp luật có liên quan khác.
(iii) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm lập bảng kê thanh toán tính toán khoản doanh thu của Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo trên thị trường điện giao ngay trong chu kỳ giao dịch, chu kỳ thanh toán và công bố theo Quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành.
(iv) Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo có trách nhiệm kiểm tra, đối soát, xác nhận bảng kê trên Trang thông tin điện tử thị trường điện theo Quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành.
(Điều 10 Nghị định 80/2024/NĐ-CP)
Quý khách hàng xem thêm:
>> Năng lượng tái tạo là gì? Có những loại năng lượng tái tạo nào?
>> Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo là gì? Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo có trách nhiệm gì?
(i) Từng bước nâng cao tỷ lệ tiếp cận nguồn năng lượng sạch và điện năng của người dân khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo:
Đến năm 2020 hầu hết số hộ dân có điện, đến năm 2030 hầu hết các hộ dân được tiếp cận các dịch vụ năng lượng hiện đại, bền vững, tin cậy với giá bán điện và giá năng lượng hợp lý.
(ii) Phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo góp phần thực hiện các mục tiêu môi trường bền vững và phát triển nền kinh tế xanh:
- Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng so với phương án phát triển bình thường:
Năm |
Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính |
2020 |
Khoảng 5% |
2030 |
Khoảng 25% |
2050 |
Khoảng 45% |
- Góp phần giảm nhiên liệu nhập khẩu cho mục đích năng lượng:
Năm |
Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính |
2030 |
Giảm khoảng 40 triệu tấn than và 3,7 triệu tấn sản phẩm dầu |
2050 |
Giảm khoảng 150 triệu tấn than và 10,5 triệu tấn sản phẩm dầu |
(iii) Tăng tổng các nguồn năng lượng tái tạo sản xuất, sử dụng:
Năm |
Tăng tổng các nguồn năng lượng tái tạo sản xuất, sử dụng |
2015 |
Khoảng 25 triệu TOE (tấn dầu tương đương) |
2020 |
Khoảng 37 triệu TOE |
2030 |
Khoảng 62 triệu TOE |
2050 |
Khoảng 138 triệu TOE |
Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp
Năm |
Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp |
2015 |
Khoảng 31,8% |
2020 |
Khoảng 31,0% |
2030 |
Khoảng 32,3% |
2050 |
Khoảng 44,0% |
(iv) Tăng sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo:
Năm |
Tăng sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo |
2015 |
Khoảng 58 tỷ kWh |
2020 |
Khoảng 101 tỷ kWh |
2030 |
Khoảng 186 tỷ kWh |
2050 |
Khoảng 452 tỷ kWh |
Tỷ lệ điện năng sản xuất từ năng lượng tái tạo trong tổng điện năng sản xuất toàn quốc:
Năm |
Tỷ lệ điện năng sản xuất từ năng lượng tái tạo trong tổng điện năng sản xuất toàn quốc |
2015 |
Khoảng 35% |
2020 |
Khoảng 38% |
2030 |
Khoảng 32% |
2050 |
Khoảng 43% |
(v) Tăng diện tích hấp thụ của các dàn nước nóng năng lượng mặt trời:
Năm |
Tăng diện tích hấp thụ của các dàn nước nóng năng lượng mặt trời |
2015 |
Khoảng 3 triệu m2 |
2020 |
Khoảng 8 triệu m2 - Cung cấp 1,1 triệu TOE |
2030 |
Khoảng 22 triệu m2 - Cung cấp 3,1 triệu TOE |
2050 |
Khoảng 41 triệu m2 - Cung cấp 6 triệu TOE |
Tăng tỷ lệ số hộ gia đình có các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời (dàn đun nước nóng, bếp nấu ăn, sưởi ấm và làm mát không gian, chưng cất nước,... sử dụng năng lượng mặt trời):
Năm |
Tăng tỷ lệ số hộ gia đình có các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời |
2015 |
Khoảng 4,3% |
2020 |
Khoảng 12% |
2030 |
Khoảng 26% |
2050 |
Khoảng 50% |
(vi) Tăng quy mô sử dụng công nghệ khí sinh học với thể tích xây dựng:
Năm |
Tăng tỷ lệ số hộ gia đình có các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời |
2015 |
Khoảng 4 triệu m3 |
2020 |
Khoảng 8 triệu m3 |
2030 |
Khoảng 60 triệu m3 |
2050 |
Khoảng 100 triệu m3 |
(vii) Chuyển đổi việc sử dụng năng lượng sinh khối truyền thống trong nấu ăn tại hộ gia đình và trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương từ các bếp truyền thống và thiết bị có hiệu suất thấp bằng các bếp, thiết bị chuyển hóa năng lượng sinh khối tiên tiến, hiệu suất cao. Đưa tỷ lệ số hộ gia đình sử dụng bếp tiên tiến, hiệu suất cao từ mức không đáng kể hiện nay lên:
Năm |
Tăng tỷ lệ số hộ gia đình sử dụng bếp tiên tiến, hiệu suất cao |
2015 |
Không đáng kể |
2020 |
Khoảng 30% |
2025 |
Khoảng 60% |
Từ 2030 |
Hầu hết các hộ dân nông thôn đều sử dụng bếp có hiệu suất cao, hợp vệ sinh |
(viii) Tăng sản lượng nhiên liệu sinh học:
Năm |
Tăng sản lượng nhiên liệu sinh học |
2015 |
Khoảng 150 nghìn TOE |
2020 |
Khoảng 800 nghìn TOE, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu nhiên liệu của ngành giao thông vận tải |
2030 |
Khoảng 3,7 triệu TOE, đáp ứng khoảng 13% nhu cầu nhiên liệu của ngành giao thông vận tải |
2050 |
Khoảng 10,5 triệu TOE, đáp ứng khoảng 25% nhu cầu nhiên liệu của ngành giao thông vận tải |
(ix) Thúc đẩy sự phát triển của công nghệ năng lượng tái tạo và các ngành công nghiệp, xây dựng hệ thống công nghiệp năng lượng tái tạo, đưa tỷ lệ giá trị thiết bị sản xuất trong nước trong lĩnh vực năng lượng tái tạo:
Năm |
Tăng sản lượng nhiên liệu sinh học |
2020 |
Khoảng 30% |
2030 |
Khoảng 60% |
2050 |
Đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước, một phần dành cho xuất khẩu đến các nước trong khu vực và trên thế giới |
(Tiết 2 Mục II Điều 1 Quyết định 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015)