Từ ngày 01/7 đến hết 31/12/2024, lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng sẽ được giảm 50% theo quy định tại Thông tư 43/2024/TT-BTC.
>> Quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng theo Nghị định 23/2024/NĐ-CP
>> Chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển sản phẩm quốc gia từ 01/8/2024
Căn cứ STT 1b khoản 1 Điều 1 Thông tư 43/2024/TT-BTC, kể từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024, lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng giảm bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại điểm b Mục 1 Biểu mức thu lệ phí tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 150/2016/TT-BTC, cụ thể:
- Cấp lần đầu: 35 triệu đồng/giấy phép.
- Cấp đổi, bổ sung, gia hạn: 17.5 triệu đồng/giấy phép.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Giảm lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng từ 01/7 đến hết 31/12/2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 14 Luật Phí và lệ phí 2015, trách nhiệm của tổ chức thu phí, lệ phí bao gồm:
(i) Niêm yết công khai tại địa điểm thu và công khai trên Trang thông tin điện tử của tổ chức thu phí, lệ phí về tên phí, lệ phí, mức thu, phương thức thu, đối tượng nộp, miễn, giảm và văn bản quy định thu phí, lệ phí.
(ii) Lập và cấp chứng từ thu cho người nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
(iii) Thực hiện chế độ kế toán; định kỳ báo cáo quyết toán thu, nộp, sử dụng phí, lệ phí; thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
(iv) Hạch toán riêng từng loại phí, lệ phí.
(v) Báo cáo tình hình thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí.
Căn cứ Điều 15 Luật Phí và lệ phí 2015, quyền và trách nhiệm của người nộp phí, lệ phí được quy định như sau:
(i) Nộp đúng, đủ, kịp thời phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
(ii) Được nhận chứng từ xác nhận số phí, lệ phí đã nộp.
Điều 16. Hành vi nghiêm cấm và xử lý vi phạm – Luật Phí và lệ phí 2015 1. Các hành vi nghiêm cấm bao gồm: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức, cá nhân tự đặt và thu các loại phí, lệ phí. b) Thu, nộp, quản lý và sử dụng khoản thu phí, lệ phí trái với quy định của pháp luật. 2. Trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về phí, lệ phí thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Điều 17. Thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội - Luật Phí và lệ phí 2015 1. Giữa hai kỳ họp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các khoản phí, lệ phí theo đề nghị của Chính phủ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. 2. Quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án. Điều 18. Thẩm quyền và trách nhiệm của Chính phủ - Luật Phí và lệ phí 2015 1. Thống nhất quản lý nhà nước về phí, lệ phí. 2. Giữa hai kỳ họp Quốc hội, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các khoản phí, lệ phí. 3. Quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền. 4. Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án. 5. Hướng dẫn thực hiện thống nhất các khoản phí, lệ phí trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật này. Điều 19. Thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ Tài chính 1. Giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về phí, lệ phí. 2. Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về phí, lệ phí. 3. Quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền. 4. Tổ chức và hướng dẫn thực hiện thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí, lệ phí. 5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. 6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. |