Trường hợp NLĐ được nghỉ hưu trước tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động. Dưới đây là những quy định cụ thể về thủ tục giám định sức khỏe.
>> Mức thuế suất thuế TNCN, GTGT với hộ, cá nhân kinh doanh
Căn cứ theo Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (BHXH) được sửa đổi bổ sung bởi Điều 219 Bộ Luật lao động 2019 quy định, NLĐ bị suy giảm khả năng lao động có thể nghỉ hưu trước từ 05 - 10 tuổi so với độ tuổi nghỉ hưu thông thường.
Theo đó, để được nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động, người lao động cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
Tuổi nghỉ hưu vào năm 2021 |
Thời gian đóng BHXH |
Điều kiện khác |
|
Nam |
Nữ |
||
Từ đủ 55 tuổi 03 tháng |
Từ đủ 50 tuổi 04 tháng |
20 năm trở lên |
Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81% |
Từ đủ 50 tuổi 03 tháng |
Từ đủ 45 tuổi 04 tháng |
Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên |
|
Không quy định độ tuổi |
- Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành |
Thông tư 56/2017/TT-BYT và Quyết định 2968/QĐ-BYT đã hướng dẫn cụ thể về thủ tục giám định sức khỏe để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động như sau:
Hồ sơ khám giám định:
- Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư 56 (NLĐ đang đóng BHXH bắt buộc) hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư này (NLĐ đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng).
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ sau:
- Một trong các giấy tờ có ảnh sau:
(Nếu không có các giấy tờ trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định)
Nơi nộp: Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh nơi người lao động đang làm việc hoặc cư trú.
Thủ tục khám giám định:
Bước 1: Lập hồ sơ khám giám định.
- Trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng: Tự lập đầy đủ 01 bộ hồ sơ.
- Trường hợp người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp: NSDLĐ có trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định.
Bước 2: Nộp hồ sơ khám giám định.
Người lập hồ sơ khám giám địnhcó trách nhiệm gửi đầy đủ 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.
Cách thức nộp: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Bước 3: Tiến hành khám giám định.
Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật.
Trường hợp không khám giám định, trong thời gian 10 ngày làm việc, Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết trong đó nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định của Hội đồng.
Bước 4: Nhận Biên bản giám định y khoa
Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi Hội đồng có kết luận, cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm phát hành Biên bản giám định y khoa.
CCPL: Luật Bảo hiểm xã hội 2014