Thuế thu nhập cá nhân là một trong những loại thuế quan trọng, đóng góp không nhỏ vào nguồn ngân sách Nhà nước. Do đó, trong quá trình làm việc, người lao động sẽ có vài thắc mắc về tiền lương đóng thuế thu nhập cá nhân. Mời Quý thành viên tham khảo bài viết dưới đây.
>> Năm 2022, Chậm trả lương cho người lao động có phải bồi thường?
>> Năm 2022, NLĐ muốn nghỉ việc phải báo trước bao nhiêu ngày?
Luật Thuế thu nhập cá nhân không định nghĩa về thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu như sau:
Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế mà người có thu nhập nộp vào ngân sách Nhà nước, trích từ tiền lương, tiền công hoặc từ các nguồn thu khác, sau khi đã tính các khoản được giảm trừ.
1. Tiền làm việc ban đêm và tiền thưởng có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
- Đối với tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ:
Người lao động sẽ phải đóng một phần vào thuế TNCN theo khoản 9 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định thu nhập được miễn thuế là phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
Chẳng hạn: Tiền lương một giờ làm việc ban ngày bình thường là 100.000 đồng, một giờ làm việc ban đêm là 180.000 đồng thì khoản tiền lương được trả cao hơn (80.000 đồng) không phải đóng thuế thu nhập cá nhân, khoản tiền 100.000 đồng vẫn phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Đối với tiền thưởng:
Trường hợp, người lao động làm việc có năng suất và đạt hiệu quả cao, được doanh nghiệp thưởng. Vậy khoản tiền thưởng đó vẫn chịu thuế thu nhập cá nhân theo khoản 2 Điều 3 Luật Thuế TNCN 2007 sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế TNCN sửa đổi 2012 quy định khoản thưởng trên là thu nhập từ tiền lương, tiền công nên vẫn phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.
2. Những khoản thu nhập được miễn thuế TNCN được sửa đổi, bổ sung
Tiền lương hưu của người lao động do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả; tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng sẽ thuộc đối tượng được miễn thuế theo khoản 2 Điều 1 Luật Thuế TNCN sửa đổi 2012.
Bên cạnh đó, Luật Thuế còn bổ sung thêm 02 khoản thu nhập được miễn thuế, cụ thể:
Như vậy, ngoài những thu nhập được miễn thuế được quy định tại Điều 4 Luật Thuế TNCN 2007 thì tại Luật Thuế TNCN sửa đổi 2012 bổ sung thêm 02 thu nhập khác từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế hay cá nhân là chủ tàu, có quyền sử dụng tàu và làm việc trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ.
3. Giảm thuế và mức giảm trừ gia cảnh
- Giảm thuế:
Căn cứ vào Điều 5 Luật Thuế TNCN 2007 quy định đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp và cách xác định số thuế được giảm được hương dẫn tại Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định.
- Mức giảm trừ gia cảnh:
Có 02 loại giảm trừ gia cảnh bao gồm: mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế và đối với mỗi người phụ thuộc. Theo quy định mới nhất tại Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 thì mức giảm trừ gia cảnh được thay đổi như sau:
Điều 1. Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Do đó,
CCPL: Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007