Đấu giá tài sản là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong hệ thống ngành nghề kinh tế của Việt Nam. Do đó, thành lập công ty đấu giá tài sản thường rắc rối và phức tạp hơn so với thành lập công ty với ngành nghề đơn thuần. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ một số quy định về điều kiện và thủ tục để thành lập doanh nghiệp đấu giá tại Việt Nam.
>> Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có phải nộp lệ phí môn bài?
>> Quy định về tên trùng và tên gây nhầm lẫn theo pháp luật doanh nghiệp
Nguồn: Internet
1. Doanh nghiệp đấu giá tài sản là gì?
Theo quy định tại Điều 23 Luật Đấu giá tài sản 2016, Doanh nghiệp đấu giá tài sản được hiểu là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đối với doanh nghiệp đấu giá tài sản hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh, khoản 2 Điều 23 Luật Đấu giá tài sản 2016 cho phép chủ doanh nghiệp được lựa chọn tên của doanh nghiệp đấu giá tư nhân, các thành viên công ty hợp danh được thỏa thuận lựa chọn tên của công ty đấu giá hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, tuy nhiên cần đảm bảo rằng, trong tên doanh nghiệp phải bao gồm cụm từ “doanh nghiệp đấu giá tư nhân” hoặc “công ty đấu giá hợp danh”.
2. Điều kiện để thành lập doanh nghiệp đấu giá tài sản
Căn cứ theo khoản 3 Điều 23 Luật Đấu giá tài sản 2016 doanh nghiệp đấu giá tài sản cần thoả mãn một số điều kiện dưới đây để có thể thành lập doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp đấu giá tư nhân có chủ doanh nghiệp là đấu giá viên, đồng thời là Giám đốc doanh nghiệp; Công ty đấu giá hợp danh có ít nhất một thành viên hợp danh là đấu giá viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh là đấu giá viên;
- Có trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho hoạt động đấu giá tài sản.
Như vậy, bên cạnh việc cần có trụ sở, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động đấu giá, đối với doanh nghiệp đấu giá tư nhân thì chủ doanh nghiệp, đồng thời là Giám đốc doanh nghiệp phải là đấu giá viên, điều kiện thành lập đối với công ty hợp danh cũng cần có ít nhất 01 thành viên là đấu giá viên.
3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đầu giá tài sản
Quyền:
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Luật Đấu giá tài sản 2016, doanh nghiệp đấu giá tài sản có các quyền sau đây:
- Cung cấp dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định của Luật Đấu giá tài sản 2016;
- Tuyển dụng đấu giá viên làm việc cho tổ chức theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu người có tài sản đấu giá cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, giấy tờ có liên quan đến tài sản đấu giá;
- Nhận thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;
- Cử đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá;
- Thực hiện dịch vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, quản lý tài sản và dịch vụ khác liên quan đến tài sản đấu giá theo thỏa thuận;
- Xác định giá khởi điểm khi bán đấu giá tài sản quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật Đấu giá tài sản 2016 theo ủy quyền của người có tài sản đấu giá;
- Phân công đấu giá viên hướng dẫn người tập sự hành nghề đấu giá;
- Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản vô hiệu theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của Luật này;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ:
Căn cứ khoản 2 Điều 24 Luật Đấu giá tài sản 2016, doanh nghiệp đấu giá tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện việc đấu giá tài sản theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Luật Đấu giá tài sản 2016 và chịu trách nhiệm về kết quả đấu giá tài sản;
- Ban hành Quy chế cuộc đấu giá theo quy định tại Điều 34 của Luật Đấu giá tài sản 2016 và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Tổ chức cuộc đấu giá liên tục theo đúng thời gian, địa điểm đã thông báo, trừ trường hợp bất khả kháng;
- Yêu cầu người có tài sản đấu giá giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá; trường hợp được người có tài sản đấu giá giao bảo quản hoặc quản lý thì giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá;
- Bồi thường thiệt hại khi thực hiện đấu giá theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;
- Lập Sổ theo dõi tài sản đấu giá, Sổ đăng ký đấu giá;
- Đề nghị Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở cấp, thu hồi Thẻ đấu giá viên;
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho đấu giá viên của tổ chức theo quy định tại Điều 20 của Luật Đấu giá tài sản 2016;
- Báo cáo Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở danh sách đấu giá viên đang hành nghề, người tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức;
- Báo cáo Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở về tổ chức, hoạt động hàng năm hoặc trong trường hợp đột xuất theo yêu cầu; đối với doanh nghiệp có chi nhánh thì còn phải báo cáo Sở Tư pháp nơi chi nhánh của doanh nghiệp đăng ký hoạt động;
- Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tục đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản
Hồ sơ:
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Luật Đấu giá tài sản 2016, hồ sơ đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động;
- Điều lệ của doanh nghiệp đối với công ty đấu giá hợp danh;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Chứng chỉ hành nghề đấu giá của chủ doanh nghiệp đấu giá tư nhân, Chứng chỉ hành nghề đấu giá của thành viên hợp danh, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh;
- Giấy tờ chứng minh về trụ sở của doanh nghiệp đấu giá tài sản, cam kết bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho hoạt động đấu giá tài sản.
Nơi nộp hồ sơ: Sở Tư pháp nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
Thời hạn giải quyết:
- 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản.
Doanh nghiệp đấu giá tài sản hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Căn cứ pháp lý: